Showing posts with label Ebook-Marketing. Show all posts
Showing posts with label Ebook-Marketing. Show all posts

Tuesday, June 10, 2014


22 quy luật bất biến trong Marketing – là một cuốn sách hay, nó chỉ ra cho bạn những điều bạn nên tránh hoặc nên làm để có thể thành công trong chiến lược Marketing của mình. Ở đây tôi không viết lại nguyên bản – vì bạn có thể mua nó ở các hiệu sách – mà tôi chỉ tóm tắt lại để các Saganor nó thêm tài liệu để tham khảo.


1. Quy luật dẫn đầu
Chắc chắn là bạn đã từng nghe rất nhiều câu tương tự như vậy: Cho một chai Coca-Cola – người bán có thể đem cho bạn 1 chai Pepsi (nếu họ không có bán Coca Cola) hoặc Tôi muốn mua máy tính dành riêng cho dân đồ hoạ – mặc nhiên tự hiểu là máy Apple …Vậy bạn có từng nghĩ là tại sao người ta lại mặc nhiên gọi CocaCola là nước ngọt, gọi máy Apple là máy dành cho dân đồ hoạ? — Đó là do CocaCola và Apple là những công ty đã tiên phong trong lĩnh vực mà họ kinh doanh. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu và người ta đã đúc kết được một câu như thế này.Thâm nhập vào ký ức khách hàng đầu tiên bao giờ cũng dễ dàng hơn so với việc thuyết phục họ đây là một sản phẩm tốt.

Tuy nhiên không phải lúc nào đây cũng là điều tốt nhất. Bằng chứng là cũng đã có nhiều công ty phải phá sản vì đi đầu. Chẳng lẽ quy luật này sai? Không đâu, bạn phải thêm 2 yếu tố nữa. Đó là Hãy chọn đúng thời đểm làm người dẫn đầu và Các ý tưởng đừng quá điên rồ vì chúng sẽ chẳng đi đến đâu.

2. Luật loại hình
Luật này rất đơn giản: Nếu bạn không phải là người dẫn đầu, thì hãy xác lập 1 loại hình mới mà bạn có thể là người đầu tiên thâm nhập Nói rất đơn giản, nhưng việc làm nó không dễ chút nào. Bởi vì bạn phải rất cẩn thận khi quyết định là Người Dẫn Đầu. Tại sao phải như vậy? Đơn giản, tại vì con người hay quan tâm đến các sản phẩm mới chứ ít khi quan tâm đến cái tốt hơn.

3. Luật kí ức
Bạn hãy là người đầu tiên đi vào ký ức của khách hàng hơn là người đầu tiên đi vào thị trường Chà chà, cảm thấy sao nó đối chọi với cái luật số 1 thế? Thật ra luật số 1 vẫn đúng. Nhưng nếu bạn đã lỡ vào sau thì chẳng lẽ bạn không có cơ hội thành công? Hãy xem ví dụ dưới đây Các hãng sản xuất máy tính có: Apple, Ismai 8080, Mits Altair 8800… theo bạn cái tên nào dễ nhớ nhất. Tôi tin là hỏi 100 người thì đến 101 người nói là Apple.Vậy bạn nên chọn một cái tên dễ nhớ, đó cũng là 1 trong các yếu tố dẫn đến thành công Hãy nhớ điều này: Nhận thức bao giờ cũng chiếm địa vị cao hơn thị trường.

4. Luật nhận thức
Con người hầu hết đều cho rằng mình nhận thức tốt hơn người khác và con người hay đồng nhất Sự Thật và Nhận Thức trong ký ức của họ. Vì lẽ đó, Marketing không phải là trận chiến của sản phẩm mà đó là trận chiến của các nhận thức Mọi thứ tồn tại trong Marketing đều là những nhận thức trong tâm trí của khách hàng NHẬN THỨC là THỰC TẾ — MARKETING LÀ CUỘC CHIẾN CỦA CÁC NHẬN THỨC.

5. Luật tiêu điểm
Điều mạnh nhất trong Marketing là sở hữu 1 từ trong ký ức khách hàng.
Ví dụ:
IBM sở hữ từ Computer CocaCola sở hữu từ Coca Hãy tập trung vào 1 từ duy nhất và dễ nhớ hơn là những câu nói dài dòng. Đúng vậy khi bạn đã lấy được một từ duy nhất trong đầu khách hàng, thì chuyện thành công đương nhiên sẽ đến với bạn. Hãy tưởng tượng nếu bạn mở một tiệm rửa ảnh. Tiệm của bạn làm rất nhanh, chỉ cần 5 phút là có ảnh. Vậy thì bạn đang sở hữu một từ rất quan trọng – NHANH – và đương nhiên bạn sẽ thành công với từ NHANH.

6. Luật loại trừ
Đơn giản là bạn đừng bao giờ sử dụng từ mà công ty đối thủ đã có. Tôi đã từng nghe 1 người thầy nói: Chỉ có sự khác biệt mới đem lại thành công cho bạn, nếu bạn theo chiến lược Me Too thì chắc chắn 1 điều là mình sẽ chẳng bao giờ bằng đối thủ.

7. Luật nấc thang
Khi không thể là người dẫn đầu, bạn đừng lo, bởi vì luật số 8 sẽ làm cho bạn yên tâm, vì thế hãy chấp nhận cái nấc thang của bạn. Nhưng hãy cố gắng đi lên càng cao càng tốt.
Còn 1 điều nữa, đó là số lượng tối đa của 1 chiếc cầu thang là 7 nấc.

8. Luật thay đổi
Đây là luật làm bạn yên tâm khi bạn không thể là người dẫn đầu. Bởi vì về lâu dài thì thị trường chỉ còn là cuộc đua song mã.

9. Luật đối lập
Đương nhiên trong việc kinh doanh, ai mà muốn mình giống người khác. Vì vậy bạn hãy cố gắng để trở nên khác biệt chứ đừng trở thành một cái tốt hơn cái sẵn có. Vậy có cách nào khác không? Có chứ, hãy biến mình thành một sản phẩm thay thế. Vậy thôi.

10. Luật phân chia
Theo thời gian, 1 loại hình sẽ chia và trở thành nhiều loại hình. Cho nên, cách tốt nhất là bạn hãy đặt tên cho từng loại sản phẩm, nhưng hãy đặt tên khác nhau (đừng gán ghép tên chung) cho từng loại sản phẩm khác nhau.

11. Luật viễn cảnh
Hãy có một tầm nhìn rộng và một cái đầu phân tích lâu dài. Đừng bao giờ để cái lợi trước mắt làm cho bạn mất phương hướng. Một ví dụ nho nhỏ: Để tăng doanh số bạn sẽ tung khuyến mãi hoặc giảm giá, nhưng nếu hoạt động này diễn ra thường xuyên thì bạn sẽ chẳng bao giờ bán lại được giá gốc.

12. Luật mở rộng mặt hàng
Khi làm cái gì cũng phải xét rõ 2 mặt Lợi và Hại. Luật Mở Rộng Mặt Hàng cũng vậy. Cái lợi của nó là: Thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhưng cái hại của nó là: về lâu dài, doanh nghiệp sẽ phải dàn trãi sức trong nhiều lĩnh vực và dễ bị các cty chuyên ngành tấn công. Và nguyên tắc vàng: Khi bạn đại diện cho tất cả có nghĩa là bạn chẳng đại diện cho cái gì.

13. Luật hy sinh
Không có gì toàn vẹn, bạn phải biết hy sinh một cái gì đó để có được một cái gì đó. Nghe có vẻ hàn lâm nhỉ? Thật sự đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhờ nó. Bạn nghĩ xem, có ai nói là điện thoại Nokia đẹp chưa? Không, tôi chưa bao giờ nghe, tôi chỉ nghe nói là điện thoại Nokia bền và sóng tốt. Chỉ có SamSung mới đẹp. Họ đã áp dụng luật hy sinh và thành công.

14. Luật các thuộc tính
Chỉ có một thuộc tính hiệu quả cho 1 sản phẩm. Vì vậy hãy cố gắng tìm cho mình 1 thuộc tính hiệu quả nhất cho sản phẩm của mình. Bạn sẽ chẳng bao giờ đoán được độ lớn thị phần của thuộc tính mới, vì vậy đừng bao giờ “cười”.

15. Luật ngay thẳng
Người ta hay nói: thuốc đắng dã tật. Sự thật là vậy, bao giờ cũng gặp nhiều trắc trở trong việc nói sự thật. Và để nói sự thật, bạn phải chấp nhận các “yếu tố tiêu cực”. Nhưng điều kế tiếp, bạn phải nhanh chóng chuyển sang yếu tố tích cực hơn. Trung thực là một chính sách tốt nhất.

16. Luật lập dị
Chỉ có 1 điều để nói duy nhất ở đây: Hãy suy nghĩ và tìm cho ra những điểm sơ hở dù là nhỏ nhất, khó nhất và tấn công vào đó. Đây là cách mà Hitler đã làm khi tấn công vào Pháp bằng cách đưa đoàn quân xe tăng đi qua tuyến Maginot. Vì vậy người ta ví Luật Lập Dị = Maginot

17. Luật không thể đoán trước
Bạn sẽ chẳng bao giờ đoán trước được tương lai. Nhưng may mắn thay bạn có thể dự đoán được xu hướng. Mọi điều bất ngờ luôn có thể xảy ra. Vì vậy bạn phải luôn chuẩn bị mọi thứ để “đón” những điều bất ngờ và hãy cố gắng nắm bắt lấy tất cả các cơ hội.

18. Luật thành công
Có một sự thật mà bạn không thể chối cãi được:
Thành công -> Kêu ngạo -> Thất bại
Vì vậy dù thành công bạn cũng hãy luôn hiểu khách hàng và hạn chế tối đa cái tôi của bản thân.

19. Luật thất bại
Luật này chỉ có 1 câu duy nhất: Phải biết chấp nhận thất bại. Đơn giản là vậy.

20. Luật cường điệu
Tình huống thường trái ngược với cách nó xuất hiện.
Khi thành công -> không cường điệu
Khi cường điệu -> đang có vấn đề.
Thử suy nghĩ xem có đúng không!

21. Luật gia tốc
Các chương trình quảng cáo thành công thường được xây dựng trên các xu hướng chứ không phải là những mốt nhất thời. Mốt nhất thời chỉ là 1 hiện tượng ngắn hạn và giúp bạn có lãi nhanh trong 1 thời gian ngắn. Nhưng cái giúp bạn thành công là 1 xu hướng dài hạn

22. Luật tài nguyên
Đây là cái mà ai cũng hiểu. Khi bạn có 1 ý tưởng tốt mà bạn chẳng có chút tài nguyên nào thì sự thất bại là đương nhiên. Cho nên khi bạn muốn thực hiện một chiến lược tốt thì điều kiện đi kèm là có sự tài trợ thoả đáng cho chiến lược đó.

Download link: http://goo.gl/nbHFlA

Monday, June 9, 2014

Trong kinh doanh - cạnh tranh luôn hiện hữu khiến bất cứ ai muốn thành công cũng đều phải tìm ra được hướng đi riêng có thể thỏa mãn nhu cầu của một tập hợp khách hàng nào đó thì mới có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, việc tìm ra một hướng đi riêng không phải dễ dàng gì. Đôi khi nó cần phải được tạo nên từ những lần đúc kết thất bại. 

Nhiều người do thất bại nhiều lần đã không thể tiếp tục đứng lên do gánh nặng về tài chính hoặc nhiều lý do khác. Và đó là lý do để quyển sách: Chiến lược Đại dương xanh (Blue ocean strategy) - Cuốn sách là sự đúc kết kinh nghiệm của hai tác giả W. Chan Kim và Renée Mauborgne và đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất trên Amazon.com. nó giúp những nhà quản trị tìm cách để tạo ra những nhu cầu mới trên thị trường vốn đã cạnh tranh vô cùng khốc liệt

Cuốn sách được chia thành ba phần:

Phần đầu trình bày khái niệm then chốt của chiến lược đại dương xanh, bao gồm cả giá trị đổi mới - sự theo đuổi đồng thời của sự khác biệt và chi phí thấp, các công cụ và khuôn khổ phân tích quan trọng.

Phần thứ hai mô tả bốn nguyên tắc của màu xanh xây dựng chiến lược đại dương. Bốn nguyên tắc xây dựng giải quyết như thế nào một tổ chức có thể tạo ra đại dương xanh bằng cách nhìn qua sáu ranh giới thông thường của cạnh tranh (Sáu Đường Framework), giảm nguy cơ lập kế hoạch của họ bằng cách làm theo bốn bước hình dung chiến lược, tạo ra nhu cầu mới bằng cách mở khóa ba tầng của noncustomers và khởi động một ý tưởng đại dương xanh thương mại khả thi của việc sắp xếp tiện ích chưa từng có của một cung cấp với giá cả chiến lược và mục tiêu chi phí và bằng cách vượt qua rào cản nhận con nuôi. Cuốn sách sử dụng nhiều ví dụ các ngành công nghiệp để chứng minh làm thế nào để thoát ra khỏi (cấu trúc) tư duy chiến lược cạnh tranh truyền thống và phát triển nhu cầu và lợi nhuận cho công ty và ngành công nghiệp bằng cách sử dụng màu xanh biển (Reconstructionist) tư duy chiến lược

Phần thứ ba và cuối cùng mô tả hai nguyên tắc thực hiện quan trọng của chiến lược đại dương xanh bao gồm cả lãnh đạo đỉnh điểm và quá trình công bằng. Các nguyên tắc thực hiện là rất cần thiết cho các nhà lãnh đạo để vượt qua bốn rào cản tổ chức quan trọng mà có thể ngăn chặn ngay cả những chiến lược tốt nhất đang được thực hiện. Bốn trở ngại chính bao gồm các, tài nguyên, rào cản động lực chính trị và nhận thức ngăn chặn những người tham gia vào thực hiện chiến lược từ sự hiểu biết cần thiết để phá vỡ từ hiện trạng, tìm kiếm các nguồn lực để thực hiện các thay đổi chiến lược mới, giữ người bạn cam kết thực hiện chiến lược mới , và từ khắc phục những quyền lợi mạnh mẽ mà có thể ngăn chặn sự thay đổi

Wednesday, June 19, 2013

Chiến lược tiếp thị quốc tế: Triển vọng châu Âu - văn bản đề này mở rộng trên lý thuyết tiếp thị quốc tế hiện hành và tổng hợp nó với các ví dụ đầy màu sắc của thực hành tiếp thị quốc tế có liên quan, rút ​​ra những vấn đề chính xung quanh vai trò của EU đóng trong tiếp thị.
Quản lý tiếp thị doanh nghiệp: Khoa học mới của Marketing - giám đốc điều hành trên tại Zyman nổi tiếng Marketing Group giới thiệu một phương pháp mới mang tính cách mạng để tiếp thị quản lý tiếp thị các nhà quản lý doanh nghiệp (EMM). EMM liên kết có hệ thống tiếp thị cho tất cả các chức năng cần thiết trong một tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp để đặt những nỗ lực tiếp thị và dịch vụ khách hàng cốt lõi của nó. Với lời giới thiệu của tiếp thị guru, quản lý tiếp thị doanh nghiệp bao gồm các chủ đề như kiến ​​trúc thương hiệu, đo lường đầu tư, và làm thế nào để thiết kế sáng tạo.

EMM, được thông qua bởi nhiều khách hàng Z-Marketing, là một chiến lược đã được chứng minh cho việc chuyển đổi tổ chức và đạt được kết quả mấu chốt. Dave Sutton (Atlanta, GA) là Chủ tịch / Giám đốc điều hành của Tập đoàn tiếp thị Zyman. Ông có hơn mười tám năm kinh nghiệm trong quản lý và tư vấn công nghệ. Ông là một diễn giả thường xuyên trên chiến lược thương hiệu, chiến lược tiếp thị và chiến lược kinh doanh điện tử, và phục vụ như Chủ tịch Diễn đàn Lãnh đạo chiến lược. Ông thường xuyên được trích dẫn trong tạp chí Fortune, tạp chí Forbes, eCompany Bây giờ, Ưu điểm, và The Chicago Tribune. Tom Klein (Atlanta, GA) là Phó Chủ tịch của Tập đoàn tiếp thị Zyman. Ông có mười lăm năm kinh nghiệm trong chiến lược, công nghệ thông tin, và tiếp thị thương hiệu.

Tiếp thị sách, Fifth Edition - Tiếp thị bây giờ là một trong những văn bản dẫn và tài liệu tham khảo được sử dụng bởi các sinh viên trên toàn thế giới. Bao gồm các vấn đề đương đại quan trọng trong tiếp thị, nó mang lại cho tổng quan tốt nhất hiện nay trên marketing.Edited Michael Baker, Giáo sư Marketing tại Đại học Strathclyde Business School và quan trọng nhất và có ảnh hưởng tư tưởng tiếp thị của Anh, điều này một cách chặt chẽ sửa đổi, cập nhật và mở rộng đáng kể ấn bản thứ tư tại chứa các bài viết về Marketing và Internet, tiếp thị xã hội, tiếp thị dịch vụ và các vấn đề khác. Tất cả các chương ban đầu đã được làm lại và nhiều người trong số họ đã được viết lại hoàn toàn để phản ánh những thay đổi và xu hướng trong tư duy tiếp thị hiện tại và thực hành.

Cuốn sách bao gồm 30 chương nổi bật về chất lượng, chiều rộng và chiều sâu của những ý tưởng từ những bộ óc tốt nhất trong giáo dục tiếp thị hiện đại. Giáo sư Michael Baker, và với ủy nhiệm đặc biệt đóng góp của các nhà giáo dục tiếp thị hàng đầu Vương quốc Anh và các nhà văn, đưa ra các phạm vi và tính chất của tiếp thị hiện đại, ứng dụng quản lý của mình và đóng góp vào thành công của công ty. Danh sách các người đóng góp tạo nên một ảo người của những người của các chuyên gia tiếp thị Anh today.Đó chính xác là một công việc không thể thiếu tài liệu tham khảo và sách giáo khoa cho sinh viên và học viên, tất cả các nơi trên thế giới. Cuốn sách này là đọc sách cần thiết cho những sinh viên tham gia các Chartered Institute of Marketing Giấy chứng nhận và kiểm tra Văn bằng, cũng như nghiên cứu kinh doanh, quản lý, tiếp thị, Quả trị Kinh doanh, DMS, các khóa học quốc gia BTEC.

Cuốn sách là một nguồn tài nguyên vô giá cho các học viên, đặc biệt là những người dùng các khóa học điều hành trong việc tiếp thị hoặc theo đuổi chuyên nghiệp liên tục phát triển, nó xứng đáng được trên bàn làm việc của bất cứ ai mong muốn trở thành một người quản lý tiếp thị, và chắc chắn trên giá sách của bất cứ ai đang thực hành một thị trường quan trọng vai trò trong tổ chức của họ. Tác giả của hơn 30 cuốn sách về tiếp thị, Giáo sư Baker cũng là Chủ tịch của Học viện Marketing, Hiệu trưởng học viện học thuật Thượng viện Marketing và lập biên tập của Tạp chí Quản lý Marketing.