Showing posts with label ly-luan-marketing. Show all posts
Showing posts with label ly-luan-marketing. Show all posts

Monday, June 9, 2014

Đóng góp vào quá trình phát triển của bất kì một tổ chức, cá nhân nào không thể thiếu các yếu tố từ bên ngoài. Trong hoạt động marketing cũng như vậy. Nếu như các yếu tố ảnh hưởng xuất phát từ bên trong công ty có thể dễ dàng được điều chỉnh thì các lực lượng bên ngoài lại vừa nắm quyền chi phối vừa khiến công ty phải tự thích nghi để phù hợp với tình hình thực tế.

Chúng ta có thể kể ra một số các lực lượng bên ngoài công ty như:
- Những tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất
- Những tổ chức dịch vụ môi giới marketing
- Đối thủ cạnh tranh
- Công chúng trực tiếp
- Khách hàng


Mỗi một lực lượng có vai trò khác nhau trong chuỗi hoạt động marketing của công ty và sự linh hoạt thích ứng của công ty sẽ quyết định việc thành công hay không của các chiến dịch marketing đã được đề ra. Thực tế cho thấy rằng, các công ty của Việt Nam hiện nay thường tỏ ra phản ứng chậm chạp trước những thay đổi của yếu tố bên ngoài. Trong khi đó, các công ty nước ngoài, các tập đoàn lớn với số vốn và kinh nghiệm lâu năm của mình tỏ ra vượt trội. Họ xử lý các ảnh hưởng của lực lượng bên ngoài một cách khôn khéo, mềm dẻo và linh hoạt. 

Nghiên cứu ảnh hưởng của các lượng lượng bên ngoài công ty có ỹ nghĩa quan trọng bởi thông qua việc nghiên cứu này, phòng marketing có được cái nhìn đúng đắn về thị trường, khách hàng, khả năng nhận diện thương hiệu của người tiêu dùng từ đó đề ra được những chiến dịch marketing một các phù hợp nhất. 

Sunday, June 8, 2014

Chúng ta đã tìm hiểu cơ bản về tác động của môi trường vi mô tới hoạt động marketing. và ở bài này, mình và các bạn sẽ đi sâu vào phân tích những ảnh hưởng của các lượng lượng bên trong công ty. Hiểu một cách đơn giản: chúng ta sẽ làm rõ mối quan hệ giữa các phòng ban, các bộ phận trong nội bộ của một công ty xem nó có ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động marketing.

>> Phân tích ảnh hưởng của các lực lượng bên ngoài công ty

Liệt kê một số bộ phận điển hình trong công ty:
- Bộ phận tài chính - kế toán
- Bộ phận quản trị sản xuất
- Bộ phận quản trị nhân lực
- Bộ phận marketing
- Bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D)
- Ban lãnh đạo công ty

Phân tích ảnh hưởng của các lực lượng bên trong công ty

Phân tích sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận
Trước hết, các quyết định marketing do bộ phận marketing trong công ty đưa ra và phải chịu sự ràng buộc của mục tiêu chiến lược, phương châm...Chúng phải trở thành những hoạt động có vai trò chính yếu trong việc quyết định sự thành bại của các mục tiêu, chiến lược và kế hoạch kinh doanh do Ban lãnh đạo tối cao đưa ra. Chỉ có như vậy các quyết định marketing mới thu hút được sự chú ý, quan tâm và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty.

Bên cạnh đó, phòng marketing phải tranh thủ được sự ủng hộ cao nhất của các bộ phận khác trong công ty đối với các quyết định marketing của mình. Sự đồng tình ủng hộ của phòng Tài chính - kế toán đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ vốn cho việc thực hiện thành công các kế hoạch marketing và theo dõi chu đáo tình hình thu chi, nhằm giúp bộ phận marketing đánh giá được thực trạng và triển vọng của việc thực hiện những mục tiêu marketing đã đề ra.

Phòng marketing cũng phải đảm bảo giành được sự ủng hộ chắc chắn của phòng quản trị nhân lực về đội ngũ triển khai thực hiện các kế hoạch marketing, dành được sự hứng khởi của phòng nghiên cứu và triển khai trong việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật thiết kế, chế tạo một cách có hiệu quả các sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường mục tiêu và đáp ứng ý đồ định vị thị trường. 

Việc giành được sự nhiệt tình của phòng Vật tư sẽ giúp đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chất lượng, cơ cấu, giá cả và tiến độ các yếu tố vật tư, phụ tùng cho sản xuất, sao cho bộ phận sản xuất cũng tự nguyện hòa vào dòng chảy chung của toàn công ty trong việc đảm bảo, kịp thời số lượng sản xuất ra theo yêu cầu của thị trường mục tiêu. 

Mỗi một trục trặc trong quan hệ giữa bộ phận marketing với các bộ phận trên của công ty đều có nguy cơ, đe dọa đến triển vọng thành công của các quyết định marketing. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, các nhà quản trị marketing, để đạt được sự đồng thuận của các lực lượng bên trong công ty họ phải gặp hai trở ngại rất lớn:

- Một là, xã hội, kể cả những người quản lý cấp cao của công ty hoặc chưa có nhận thức đầy đủ về marketing hoặc họ không muốn đảo lộn về nhiều mặt theo yêu cầu của việc biến một công ty trở thành "công ty marketing"

- Hai là, bộ phận nhận sự marketing trong công ty chưa được định hình rõ nét.

Trong bối cảnh như vậy, các nhà quản trị marketing cần làm việc sao cho đủ sức thuyết phục để trước hết ban lãnh đạo công ty ủng hộ các quyết định marketing của mình.

Tuesday, January 28, 2014

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta biết đến nhiều công ty/ doanh nghiệp từng là một cơ sở thành “ăn nên làm ra” nay bỗng chốc lâm vào tình trạng khó khăn, hoặc tệ hại hơn là đi đến phá sản. tình cảm khôn cùng đó đôi khi không phải do những sai lầm trong các quy định marketing đó đã trở nên lỗi thời, xa lạ, không phù hợp với những gì đang diễn ra trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

>> Môi trường marketing là gì
>> Phân loại môi trường marketing

Thật vậy, trong thời đại ngày nay không một doanh nghiệp nào lại kinh doanh trong những điều kiện bất định. Khách hàng vừa trong thời gian qua ưa chuộng, lựa chọn mua sắm và tiêu dùng một cách hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp, hôm nay bỗng trở nên thờ ơ. Vậy điều gì đã khiến khách hàng thay đổi như vậy ? Rõ rang trong kinh doanh, dưới con mắt của các nhà quản trị marketing nếu doanh nghiệp không am hiểu những gì thường xuyên tác động vào những quyết định marketing của những doanh nghiệp không chủ động theo dõi ,phân tích, dự đoán các chiều hướng tác động của những biến số đó thì khả năng doanh nghiệp đón nhận sự thất bại là điều khó tránh khỏi.

Tổng quan về môi tường marketing của doanh nghiệp

Những tác động của những biến số thuộc môi trường marketing tới “số Phận” của doanh nghiệp thực ra không phải chỉ theo chiều hướng khó khăn , cản trở tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp . Những tác động đó bất lợi với doanh nghiệp thiếu chủ động theo phân tích phán đoán những gì đang sảy ra để từ đó kịp thời đưa ra những thay đổi, phản ứng cần thiết. trái lại , nếu doanh nghiệp chủ động theo dõi thiết lập hệ thống thong tin marketing thì đôi khi những biến đổi môi trường kinh doanh lại có tiền đề thành công cho doanh nghiệp.

Những lực lượng tác nhân bên ngoài công ty có rất nhiều. có những lực lương yếu tố biến đổi từ từ, chậm chạp đôi khi doanh nghiệp phải quan sát kỹ , với khả năng chuyên nghiệp mới phát hiện được , nhưng cũng không ít yếu tố có sự biến đổi khôn lường, dù tính chất biến đổi của lực lượng biến ra như thế nào thì việc thường xuyên phải theo dõi phán đoán , phân tích và chủ động và yêu cầu và đối phó và bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. tập hợp tất cả các lực lượng bên ngoài công ty và beeb ngoài bộ phận marketing có khả năng tới quyết định marketing của bộ phận marketing người ta gọi là môi trường marketing.

Wednesday, August 7, 2013

(MarketingOnline68) - Trong marketing hiện đại, hệ thống thông tin marketing đóng voi trò đặc biệt quan trọng. Nó cung cấp nguồn thông tin quý giá cho các nhà quản trị marketing có thể hoạch định chiến lược và đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình phát triển hiện tại của doanh nghiệp

Hệ thống thông tin marketing bao gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận lại đảm nhận những vai trò và có sự ảnh hưởng nhất định đến toàn bộ hệ thống. Việc tìm hiểu những bộ phận trong hệ thống thông tin marketing mang cái cái nhìn tích cực và cần thiết khi nghiên cứu marketing. Hệ thống thông tin marketing bao gồm 4 bộ phận:

1) Hệ thống báo cáo nội bộ
2) Hệ thống thu thập thông tin marketing thường xuyên bên ngoài
3) Hệ thống nghiên cứu marketing
4) Hệ thống phân tích thông tin marketing

Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin marketing

1) Hệ thống báo cáo nội bộ
Ở bất kỳ công ty nào cũng có sự thuyết trình bên trong thông qua chế độ báo cáo nội bộ, phản ánh các chỉ tiêu về lượng tiêu thụ thường xuyên, tổng số chi phí, khối lượng dự trữ vật tư, sự chu chuyển tiền mặt...Ngày nay nhờ hệ thống này đã được trang bị máy vi tính, người quản lý có thể nhận biết được nhiều thông tin đã được sắp xếp xử lý theo yêu cầu của quản trị marketing trong một thời gian ngắn. Và chính điều này là yếu tố cạnh tranh giữa các công ty. Công ty nào càng xử lý thông tin nội bộ chi tiết theo yêu cầu của nhà quản trị marketing thì càng giúp họ ứng phó kịp thời với sự biến đổi của môi trường, do đó có cơ hội thành công càng lớn. 

2) Hệ thống thu thập thông tin makerting thường xuyên bên ngoài
Hệ thống này cung cấp cho người lãnh đạo thông tin về các loại sự kiện mới nhất diễn ra trên thương trường. Thông tin loại này có thể thu thập từ sách, báo, các ấn phẩm chuyên ngành, nói chuyện với khách hàng, với các nhà cung cấp, các tổ chức tài chính, các cộng sự của công ty, các trung gian marketing, theo dõi các thông tin quảng cáo, thậm trí nói chuyện với các đối thủ cạnh tranh, thăm quan gian hàng của họ, tham dự các cuộc khai trường mở cửa. 

Ngoài ra, để có thông tin bên ngoài thường xuyên và kịp thời, các doanh nghiệp còn huận luyện và khuyến khích những người bán hàng ghi chép và cung cấp các sự kiện đang xảy ra, khuyến khích các nhà phân phối bán lẻ thông báo những tin tức quan trọng khác. Nhiều doanh nghiệp tự tổ chức bộ phậ thu phát thông tin hàng ngày. Thậm trí công ty có thể mua thông tin của các bộ phận, tổ chức, cá nhân chuyên cung cấp dịch vụ thông tin marketing.

3) Hệ thống nghiên cứu marketing
Trong nhiều trường hợp người quản lý marketing cần phải tiến hành những nghiên cứu tỉ mỉ. Ví dụ: nghiên cứu thu nhập, trình độ học vấn, lối sống, tiềm năng thị trường ở một vài thành phố để xác định hệ thống phân phối và bán hàng...Cách thức thu thập thông tin như vậy là một dạng nghiên cứu marketing.

Công ty nhỏ có thể dựa vào lực lượng sinh viên và giáo viên các trường học ở địa phương, các công ty lớn có thể có phòng nghiên cứu marketing riêng với khoảng 10-15 người, bao gồm các nhân viên về kế hoạch nghiên cứu, thống kê, xã hội học, tâm lý học, các chuyên gia về tạo mẫu. Những nghiên cứu có thể nói là toàn bộ hoặc một khía cạnh của:
- Môi trường marketing vĩ mô
- Môi trường marketing vi mô
- Thị trường - khách hàng;
- Các yếu tố marketing hỗn hợp của công ty hoặc của đối thủ cạnh tranh. 

Nhiều người nhẫm lần nghiên cứu marketing với nghiên cứu thị trường, thực ra nghiên cứu thị trường chỉ là một nội dung của nghiên cứu marketing. Theo quan niệm marketing, nghiên cứu thị trường chỉ là nghiên cứu khách hàng. 

4) Hệ thống phân tích thông tin marketing
Hệ thống phân tích thông tin marketing là tập hợp các phương pháp phân tích, hoàn thiện tài liệu và các vấn đề marketing được thực hiện. Nó bao gồm ngân hàng thống kê và ngân hàng mô hình.
+ Ngân hàng thống kê: là tổng hợp những phương pháp hiện đại của việc xử lý thống kê các thông tin, cho phép khám phá một cách đầy đủ nhất sự phụ thuộc lẫn nhau trong phạm vi tài liệu lựa chọn và xác lập mức độ tin cậy thống kế của chúng. 
+ Ngân hàng mô hình: là tập hợp những mô hình toán học giúp cho nhà quản trị thông qua các quyết định marketing tối ưu hơn. 

Tuesday, August 6, 2013

(MarketingOnline68) - Trong thế kỷ XIX các doanh nghiệp còn nhỏ, do đó họ biết rất rõ các khách hàng cá biệt của mình. Các nhà quản lý tự thu thập thông tin marketing, khi hướng đến mọi người, theo dõi họ, trao đổi với họ, đưa ra các câu hỏi cần thiết. 


Vào thế kỷ XX, có ba lý do buộc các doanh nghiệp phải hình thành hệ thống và thu thập các thông tin marketing trên một phạm vi rộng lớn hơn và đòi hỏi chất lượng cao hơn. 

(1) Chuyền từ marketing trên phạm vi địa phương đến marketing toàn quốc. Vì công ty mở rộng ranh giới thị trường lãnh thổ, nên những người quản lý công ty không có điều kiện biết trực tiếp khách hàng. Điều đó đòi hỏi phải bằng những biện pháp khác nhau để thu thập thông tin marketing.

Thông tin marketing

(2) Chuyển từ không đủ mua đến đòi hỏi mua. Do sự tăng lên của thu nhập, những người mua trở nên ngày càng khó tính khi lựa chọn hàng hóa. Những người bán càng khó tiên lượng, phán đoán được phản ứng của người mua với những đặc trưng khác nhau, hình thức và các đặc tính khác của hàng hóa. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải hướng đến việc nghiên cứu marketing để hình thành hệ thống thông tin marketing

(3) Chuyển từ cạnh tranh giá cả đến cạnh tranh phi giá cả. Những người bán ngày càng sử dụng phổ biến các công cụ marketing phi giá cả, chẳng hạn như, đưa ra một cái tên nhãn hiệu hàng hóa, cá biệt hóa hàng hóa, quảng cáo và kích thích tiêu thụ...và do đó họ cần phải có thông tin xem thị trường phản ứng như thế nào đến việc sử dụng các công cụ đó.

Người bán đòi hỏi những thông tin marketing ngày càng nhiều để phục vụ cho việc kế hoạch hóa và ra quyết định marketing. Những thông này bao gồm cả thông tin lịch sử, hiện tại và tương lai, thông tin bên trong và bên ngoài. Tình hình đó buộc các doanh nghiệp phải có hệ thống thông tin và tổ chức nghiên cứu marketing. 

Sunday, August 4, 2013

(MarketingOnline68) - Những lợi ích mà người tiêu dùng chờ đợi từ sản phẩm do nhà sản xuất cung ứng sẽ làm cho sản phẩm đó có giá trị tiêu dùng. Nhưng việc cung ứng giá trị cho người tiêu dùng không phải là sự kiện mà là quá trình. 

>> Quản trị quá trình marketing


Cung ứng giá trị cho người tiêu dùng trong marketing
Quá trình Cung ứng giá trị cho người tiêu dùng trong marketing (Ảnh minh họa)

Theo quan niệm truyền thống, để có thể cung ứng giá trị cho người tiêu dùng nhà kinh doanh trước hết phải có sản phẩm và dịch vụ. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì họ tự làm ra sản phẩm hàng hóa, còn đối với các tổ chức lưu thông thì họ phải mua của nhà sản xuất khác. Khi đã có sản phẩm rồi thì họ định giá, thông tin đến người mua và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Nhưng quá trình này chỉ phù hợp với phương thức kinh doanh trong điều kiện thị trường khan hiếm. Còn đối với nhà quản trị marketing và đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì quá trình sáng tạo và cung ứng giá trị cho người tiêu dùng được thực hiện qua ba bước:

Bước 1: Lựa chọn giá trị. Trong bước này nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho nhà kinh doanh là dự kiến kinh doanh trên thị trường nào ? Công ty định nhằm vào tập hợp khách hàng nào và cung ứng cho họ những hàng hóa dịch vụ gì, hàng hóa và dịch vụ đó có đặc điểm gì khách so với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh ? Để tra lời trọn vẹn những vấn đề đó doanh nghiệp phải tùy thuộc vào môi trường kinh doanh và khả năng và nguồn lực của mình.

Như vậy, bước đầu tiên của quá trình cung ứng giá trị cho người tiêu dùng không phải là tạo ra hàng hóa theo chủ quan của các nhà kinh doanh mà là xác định chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Bước 2: Đảm bảo giá trị. Những dự tính ở bước trên phải có tiền đề để biến thành hiện thực, có nghĩa là công ty chuẩn bị điều kiện để đảm bảo giá trị. Trong bước này công ty phải phát triển sản phẩm và dịch vụ, điều quan trọng ở đây là tạo ra các đặc tính và tính năng của sản phẩm hàng hóa, hoặc xác định rõ các tính năng đó, để hoặc là tự sản xuất; hoặc là đi mua từ bên ngoài, công ty phải định giá bán cho sản phẩm, phải tổ chức hệ thống phân phối và cung ứng để sẵn sàng phục vụ khách hàng mục tiêu.

Bước 3: Thông báo và cung ứng giá trị. Khi mọi điều kiện về cung ứng giá trị đã được chuẩn bị, thì doanh nghiệp phải thông qua hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và thực hiện bán hàng cho người tiêu dùng.

Trong quá trình thực hiện các bước trên các doanh nghiệp phải luôn cân nhắc đến các điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp chứ không thể quyết định chủ quan được. Vì như vậy có thể dẫn doanh nghiệp đến thất bại do không nhân biết được hết những yếu tố khó lường từ bên ngoài hoặc do sự thiếu kết hợp giữa bộ phận marketing với các bộ phận khác trong doanh nghiệp

Sunday, June 23, 2013

(MarketingOnline68)-Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh, giống như chức năng sản xuất, tài chính, quản trị nhận lực, kế toán, cung ứng vật tư. Những chức năng này đều là những bộ phận tất yếu về mặt tổ chức của một công ty. 

Chức năng cơ bản nhất của hoạt động marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sản xuất tạo ra sản phẩm. Từ đó xét mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành trong hệ thống hoạt động chức năng quản trị doanh nghiệp thì marketing là một chức năng có nhiệm vụ kết nối nhằm đảo bảo sự thống nhất hữu cơ với các chức năng.

Như vậy, xét về quan hệ chức năng thì marketing vừa chi phối, vừa bị chi phối bởi các chức năng khác. Nói cách khác, khi xác định chiến lược marketing, đề ra các mục tiêu chiến lược, các nhà quản trị marketing phải đặt các nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược marketing trong mối tương quan , ràng buộc với các chức năng khác. Chẳng hạn như công ty quyết định vương lên vị trí dẫn đầu về chất lượng một loại sản phẩm nào đó, để thu hút những khách hàng có thu nhập bậc cao, khi đó để tranh rơi vào mơ tưởng, nhà quản trị marketing buộc phải cân nhắc xem khả năng vốn liếng như thế nào, công nghệ và kĩ thuật ra sao, trình độ tay nghề của công nhân có đáp ứng được yêu cầu hay không ? Nếu như tất cả, hoặc thậm chí một mặt nào đó không thể đáp ứng được thì dù chức năng hoạt động marketing có phát hiện ra một tập hợn khách hàng hấp dẫn nào đó thì nó cũng trở nên vô nghĩa. nhưng nói chung chức năng marketing của doanh nghiệp luôn luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản sau đây:

Mối quan hệ giữa Marketing với các bộ phận khác trong DN
Doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi để có thể giải quyết bài toán marketing

- Khách hàng của doanh nghiệp là ai ? Họ sống và mua hàng ở đâu ? Họ là nam hay nữ : Già hay trẻ ? Họ mua bao nhiêu ? Vì sao họ mua ?...Họ cần hàng hóa nào ? Loại hàng hóa đó có những đặc tính gì ? Bao gói ra sao ? Vì sao họ cần những đặc tính đó mà không phải là những đặc tính khác, những đặc tính hiện thời của hàng hóa còn thích hợp với khách hàng nữa không ? So với hàng hóa của nhãn hiệu cạnh tranh, hàng hóa của công ty có những ưu thế và hạn chế gì ? Có cần phải thay đổi hàng hóa không ? Thay đổi yếu tố và đặc tính nào ? Nếu không thay đổi thì sao ? Nếu thay đổi thì sẽ gặp những điều gì ?

- Giá bán hàng hóa của công ty nên quy định là bao nhiêu ? Tại sao lại quy định mức giá như vậy mà không phải là mức giá khác ? Mức giá trước đây còn thích hợp không ? Nên tăng hay giảm giá ? Khi nào tăng ? Khi nào giảm ? Giá giá và tăng đối với ai ? Khi tăng hay giảm giá sẽ phát sinh vấn đề gì ?...

- Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào lực lượng khác ? Nếu dựa vào lực lượng khác (bán buôn, bán lẻ, đại lý...) thì cụ thể là ai ? Dựa vào bao nhiêu người ? Dựa vào lực lượng bán hàng trong nước hay ngoài nước ? Khi nào thì hàng hóa ra thị trường. Đưa khối lượng là bao nhiêu ?...

- Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hóa của doanh nghiệp ? Tại sao lại dùng cách thức này mà không phải là cách thức khác ? Dùng truyền hình - radio hoặc báo chí để giới thiệu sản phẩm của công ty cho khách hàng mục tiêu có ưu điểm và hạn chế gì ? Tại sao lại dùng loại phương tiện này mà không phải là phương tiện khác ? Các loại hàng hóa cùng loại người ta giới thiệu với công chúng bằng cách nào ? Tại sao người ta lại làm như vậy ?...

Saturday, June 22, 2013

Vai trò của marketing
(MarketingOnline68)-Ngày nay, thật khó để có thể tìm được một doanh nghiệp mà không cần bất kì một hoạt động marketing nào mà có thể tồn tại và phát triển. Đơn giản bởi vì hoạt động marketing chính là hoạt động xương sống đo lường sức khỏe của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của marketing đối với kinh doanh của DN

Trong nền kinh thế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài - thị trường. Quá trình trao đổi chất đó diễn ra càng thường xuyên, liên tục, với quy mô càng lớn thì cơ thế đố càng khỏe mạnh. Ngược lại, sự trao đổi đó diễn ra yếu ớt thì cơ thế đó có thể quặt quẹo và chết yểu.

Mặt khác, doanh nghiệp muốn tồn tại thì dứt khoát cũng phải có các hoạt động chức năng như: sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực...Nhưng các chức năng quản lý sản xuất, chức năng quản lý tài chính, chức năng quản lý nhân lực chưa đủ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, và lại càng không có gì đảm bảo chắc chắn cho sự thành đạt của doanh nghiệp, nếu tách rời nó khỏi một chức năng khác - chức năng kết nội mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường. Chức năng này thuộc một lĩnh vực quản lý khác - quản lý marketing

Như vậy, chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường - nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh

Friday, June 21, 2013

(MarketingOnline68)-Thuật ngữ Marketing đã được nhắc đến ngày càng nhiều trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt trong thời buổi kinh tế còn nhiều biến động, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của Marketing. Nhưng Marketing ra đời khi nào ? trong hoàn cảnh nào ? thì không phải ai cũng có thể nắm rõ, bài viết dưới dây sẽ lý giải phần nào các câu hỏi trên.

Thoạt đầu marketing xuất hiện qua những hành vi rời rạc gắn với những tình huống trao đổi nhất định. Như vậy, có thể nói rằng marketing xuất hiện gắn liền với trao đổi hàng hóa. Nhưng điều đó không có nghĩa là marketing xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện trao đổi. Thực ra các hành vi marketing chỉ xuất hiện khi trao đổi ở trong một trạng thái hay tình huống nhất định: hoặc là người bán phải tìm mọi cách để cố gắng bán được hàng, hoặc là người mua tìm mọi cách để mua được hàng. Có nghĩa là tình huống trao đổi làm xuất hiện marketing khi người ta phải cạnh tranh để bán hoặc cạnh tranh để mua. Như vậy, nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện marketing là cạnh tranh. 


canh tranh trong marketing
Cạnh tranh là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển của marketing

Trong thực tiễn, hành vi marketing xuất hiện rõ nét từ khi nền đại công nghiệp cơ khí phát triển thúc đẩy sức sản xuất tăng nhanh và làm cho cung hàng hóa có chiều hướng vượt cầu. Khi đó buộc các nhà kinh doanh phải tìm những giải pháp tốt hơn để tiêu thụ hàng hóa. Bằng chứng là trước thế kỉ 20, các thương gia người Anh, Trung Quốc,..đã biết thực hiện nhiều phương châm phản ánh hành vi marketing trong trao đổi hàng hóa như: "Hãy làm vui lòng khách hàng", "Không để khách hàng phải thắc mắc khi mua hàng", "Khách hàng có toàn quyền lựa chọn khi mua hàng", "Khách hàng mua phải những sản phẩm kém chất lượng thì đổi cho họ hàng hóa tốt". Nhờ những phương châm trên, tốc độ tiêu thụ hàng hàng hóa được gia tăng.

Nhưng cùng với sự phát triển của sức sản xuất, sự bế tắc trong tiêu thụ hàng hóa vẫn dần dần xuất hiện. Kết hợp với phương châm trên, các thương gia đã tiến tới thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt hơn nhằm làm trỗi dậy sự khát khao mua hàng của khách hàng như: bán hàng có quà tặng, có giải thưởng, mua nhiều hoặc mua thường xuyên được giảm giá. Quá trình tìm kiếm các giải pháp tốt hơn để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa làm cho hoạt động marketing ngày càng phát triển, và là cơ sở để hình thành hệ thống lý luận khoa học hoàn chỉnh về marketing. 

canh tranh marketing

Lý thuyết marketing xuất hiện trước hết ở Mỹ. Vào những năm đầu của thế kỉ XX, những kiến thức đầu tiên về marketing được giảng dậy trong các trường đại học của Hoa Kỳ, sau đó lan sang các trường đại học khác và dần trở thành phổ biến ở hầu khắp các nước có nền kinh tế thị trường. Lý thuyết marketing lúc đầu chỉ gắn với những vấn đề của tiêu thụ, nhưng nó ngày càng trở nên hoàn chỉnh và lý thuyết đó bao quát cả những hoạt động có trước tiêu thụ như: Nghiên cứu thị trường, khách hàng, thiết kế và sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng, định giá và tổ chức hệ thống tiêu thụ.

Tổng kết lại: Sự ra đời của marketing bắt đầu từ nguyên nhân xâu sa là sự cạnh tranh để bán hoặc sở hữu sản phẩm và động lực để thúc đẩy marketing phát triển chính là sự phát triển của khoa học sản xuất khiến cho lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều vượt trên nhu cầu của người tiêu dùng. 

Cảm ơn các bạn đã đoc bài viết của blog, nếu bạn thấy hay thì đừng quên bấm chia sẻ liên kết với bạn bè theo các link ở bên dưới nhé. MarketingOnline68 cảm ơn các bạn rất nhiều !

Bài viết tiếp theo: Vận dụng marketing thực tiễn trên thế giới | tại Việt Nam