Showing posts with label quan-tri-marketing. Show all posts
Showing posts with label quan-tri-marketing. Show all posts

Monday, August 5, 2013

(MarketingOnline68) - Tương ứng với quá trình sáng tạo và cung ứng giá trị của doanh nghiệp là quá trình hoạt động marketing. Hoạt động marketing theo một trình tự nhất định gọi là quá trình marketing.

Quản trị quá trình marketing
Hoạt động marketing theo một trình tự nhất định gọi là quá trình marketing.


Như vậy, quá trình hoạt động marketing ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải trải qua năm bước trên. Năm bước đó tạo thành một hệ thống kế tiếp và hoàn chỉnh. Bước trước làm tiền đề cho bước sau, qua bước sau lại có thể điều chỉnh bước trước.

Quản trị các bước trên là quản trị marketing. Nhiều tài liệu dùng cụm từ "quá trình quản trị marketing" để thay thế cho cụm từ "quản trị quá trình marketing". Trong MarketingDinhCao thì chúng tôi dùng cụm từ thứ hai còn bao hàm nghĩa hoạt động marketing có các bước. Để các bước đó là một hệ thống thống nhất, một chỉnh thể hoàn chỉnh chúng cần phải được quản trị.

Như vậy, cho đến đây ta thấy có thể tiếp cận marketing ở ba mức độ: (1) marketing là một triết lý, một phương châm hành động của các nhà kinh doanh; (2) marketing là một khoa học quản trị; (3) marketing là hệ thống các giải pháp hướng tới khách hàng. Với tiếp cận đầu tiên, marketing cần cho tất cả mọi nhà kinh tế, các kỹ sư...Còn với hai tiếp cận sau, marketing là hoạt động chức năng, là một nghề chuyên nghiệp của các nhà quản trị marketing. 

Sunday, August 4, 2013

(MarketingOnline68) - Quan điểm marketing hướng đến sự kết hợp ba lợi ích: người tiêu dùng; nhà kinh doanh và xã hội hay còn gọi là quan điểm marketing đạo đức xã hội là quan điểm mới xuất hiện trong những năm cuối thế kỷ XX. 

>> Quan điểm marketing tập trung vào bán hàng

marketing dao duc xa hoi
Quan điểm marketing đạo đức xã hội (ảnh minh họa)

Quan điểm này xuất hiện từ lập luận là: nếu như trong kinh doanh các doanh nghiệp chỉ chú ý tới lợi ích của riêng mình và lợi ích của khách hàng của họ thì họ có thể làm tổn hại đến lợi ích của người khác, lợi ích của cộng đồng hoặc vô tình lãng quên đi lợi ích của bộ phận dân cư khác và do đó dẫn đến hiện tượng như: hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, không chú ý đến các dịch vụ xã hội...Vì vậy, quan điểm marketing hiện đại nhất đòi hỏi các công ty phải quan tâm đến cả lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Đó cũng chính là thể hiện sự quan tâm tới bản thân lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng của họ.

Xuất phát từ đó quan điểm marketing đạo đức - xã hội khẳng định rằng: nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định đúng đắn những nhu cầu, mong muốn và lợi ích của các thị trường mục tiêu trên cơ sở đó đảm bảo thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh, đồng thời bảo toàn hoặc cũng cố mức sống sung túc của người tiêu dùng và xã hội.

Theo quan điểm này các doanh nghiệp mà trực tiếp là những người làm marketing phải cân nhắc và kết hợp ba loại lợi ích, cụ thể: lợi nhuận của doanh nghiệp, sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và lợi ích của xã hội trước khi thông qua các quyết định marketing.

Marketing là một quan điểm kinh doanh được thâm nhập vào Việt Nam chỉ những năm gần đây. Trên thực tế ngày càng có nhiều các doanh nghiệp thực thi một cách thành công quan điểm kinh doanh này nhưng cũng còn không ít các doanh nghiệp lúng túng. Điều đó, ngoài tính mới mẻ của lý thuyết còn có nhiều nguyên nhân, điển hình là: người ta nhận thức chưa đúng và chưa đủ tầm quan trọng của lý thuyết này, người ta còn chưa hiểu đúng bản chất của quan điểm marketing, thậm chí còn nhầm lẫn với quan điểm tập trung vào bán hàng. 

Tính cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt, sự thôi thúc của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chắc chắn sẽ là nguyên nhân trọng yếu thúc đẩy các doanh nghiệp phải hiểu biết và vận dung tinh thông marketing vào kinh doanh. 
(MarketingOnline68) - Trong số 5 quan điểm marketing hiện nay thì quan điểm marketing và quan điểm tập trung vào bán hàng thường được một số người gộp làm một. Tuy nhiên khi đi sâu phân tích kĩ thì có thể thấy rằng hai quan điểm này có những điểm khác biệt nhau rất rõ rệt. 


Trước tiên chúng ta hãy cùng đọc qua những khẳng định của hai quan điểm marketing này:

1) Quan điểm tập trung vào bán hàng khẳng định: Người tiêu dùng thường bảo thủ, có sức ỳ với thái độ ngần ngại, chần trừ trong việc mua sắm hàng hóa. Vì vậy, để thành công doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi. 

2) Quan điểm marketing khẳng định: Chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải xác định được đúng  những nhu cầu và mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêu, từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.  

So sánh quan quan điểm bán hàng và quan điểm marketing
So sánh marketing
So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm marketing
Từ bảng so sánh trên dễ dàng nhận thấy là quan điểm marketing khác biệt với quan điểm tập trung vào bán hàng trên bốn điểm:

Một là: quan điểm marketing bao giờ cũng tập trung vào những khách hàng nhất định được gọi là thị trường mục tiêu. Bởi vì xét về nguồn lực, không một công ty nào có thể kinh doanh trên mọi thị trường và thỏa mãn một cách ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh mọi nhu cầu và mong muốn. Do đó, về hiệu quả thì không một công ty nào có thể kinh doanh một cách hiệu quả trên mọi thị trường.

Hai là: hiểu biết chính xác nhu cầu của khách hàng là vấn đề cốt lõi của quản trị marketing. Bởi vì, không hiểu biết đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng thì không thể thỏa mãn một cách tối ưu nhu cầu đó. Hơn thế nữa để phát hiện chính xác nhu cầu khách hàng là một công việc khó, đòi hỏi phải có chuyên môn. Ngoài ra nếu không theo dõi để nhận biết sự thay đổi nhu cầu của khách hàng thì không thể tạo ra sự trung thành của khách hàng. 

nhu cầu khách hàng
Hiểu biết chính xác nhu cầu của khách hàng là vấn đề cốt lõi của quản trị marketing
Ba là: để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng. Sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp bao hàm cả việc phối hợp các biện pháp marketing để phát hiện ra nhu cầu và biến nhu cầu đó thành hành động mua hàng hóa của doanh nghiệp; cũng như việc phối hợp giữa hoạt động marketing với các hoạt động khác của doanh nghiệp để tạo ra cho mọi hành vi thuộc các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp đều hướng đến vì sự thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Như vậy doanh nghiệp không chỉ làm tốt marketing đối ngoại - marketing với khách hàng, mà phải làm tốt cả marketing đối nội, tức là phải thông qua việc tuyển dụng, huấn luyện, quán triệt và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của doanh nghiệp để tất cả họ có chung một ý chí hành động vì sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo ra sự thành công cho doanh nghiệp marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại.

Bốn là: ứng dụng marketing vào kinh doanh tất nhiên phải tính đến khả năng sinh lời và tìm cách gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng điểm khác biệt mấu chốt liên quan đến việc tìm cách tăng lợi nhuận của quan điểm marketing ở chỗ: việc tăng lợi nhuận chỉ đặt ra trên cơ sở tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Saturday, August 3, 2013

(MarketingOnline68) - Quan điểm marketing nhấn mạnh rằng để đạt được mục tiêu của công ty là xác định được nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu và tìm cách thỏa mãn chúng. 


Theo tiến trình lịch sử, quan điểm kinh doanh theo cách thức marketing là một triết lý kinh doanh xuất hiện muộn hơn so với ba quan điểm đã nêu trên. Những nguyên lý cơ bản của nó xuất hiện vào những năm 1950 của thế kỷ XX.
Quan điểm marketing
Bắt đầu từ thị trường mục tiêu là một điểm khác biệt của quan điểm Marketing (Ảnh minh họa)


Quan điểm marketing khẳng định rằng: Chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải xác định được đúng  những nhu cầu và mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêu, từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

Người ta thường đồng nhất quan điểm kinh doanh theo marketing với những quan điểm tập trung vào bán hàng. Nhưng thực chất hai quan điểm đó rất khác biệt nhau. Trong bài tiếp theo, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc bài so sánh giữa hai quan điểm này. 

Friday, August 2, 2013

Một quan điểm marketing khác xuất hiện khá sớm, tồn tại dai dẳng và chi phối mạnh tới định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp. Đó là quan điểm marketing tập trung vào bán hàng

marketing bán hàng

Quan điểm này khẳng định rằng: Người tiêu dùng thường bảo thủ, có sức ỳ với thái độ ngần ngại, chần trừ trong việc mua sắm hàng hóa. Vì vậy, để thành công doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi.

Như vậy, theo quan điểm này thì yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp là tìm mọi cách để tăng tối đa khối lượng sản phẩm tiêu thụ từ những sản phẩm đã được sản xuất ra. Từ đó quan điểm này đã khuyến cáo các nhà quản trị doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho khâu tiêu thụ và khuyến mãi, phải tạo ra các cửa hàng hiện đại, phải huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng biết lôi kéo và thuyết phục khách hàng nhanh chóng vượt qua trở ngại về tâm lý bằng bất kỳ cách thức nào. Đẩy được nhiều hàng và thu được nhiều tiền từ phía khách hàng là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác.

Marketing khuyến mại


Đành rằng quan điểm này có thể giúp cho doanh nghiệp thành công trong những trường hợp kinh doanh các sản phẩm ít có khả năng biến đổi về chất lượng và đặc tính hoặc những sản phẩm có nhu cầu thụ động, tức là những sản phẩm mà người mua ít nghĩ đến việc mua sắm chúng hoặc có nghĩ đến cũng không thấy có gì bức bách, vì chúng chưa liên quan đến lợi ích trực tiếp của họ, ví dụ như: bảo hiểm, các vở tuồng/chèo cổ...

Nói chung bán hàng là hoạt động quan trọng của quá trình kinh doanh, nhưng dù sớm hay muộn hoạt động này sẽ gặp khó khăn, nếu như việc tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp tách rời khỏi việc tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. 

Thursday, August 1, 2013

Trong số các quan điểm quản trị marketing  thì quan điểm marketing tập trung vào sản xuất được đánh giá là có yếu tố tích cực cho thị trường bởi nó mang lại những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. 

Không ít doanh nghiệp lại nhấn mạnh và tập trung vào việc hoàn thiện sản phẩm hiện có. Bởi vì theo họ: người tiêu dùng luôn ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, nhiều công dụng và tính năng mới.  Vì vậy, các nhà quản trị các doanh nghiệp muốn thành công phải luôn tập trung mọi nguồn lực vào việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng hoàn hảo nhất và thường xuyên cải tiến chúng

Marketing hoàn thiện sản phẩm
Việc quá tập trung vào hoàn thiện sản phẩm đôi khi sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn (ảnh minh họa)

Như vậy, theo quan điểm này người ta cho rằng yếu tố quyết định sự thành công đối với doanh nghiệp chính là vai trò dẫn đầu về chất lượng và đặc tính sản phẩm hiện có. Trong điều kiện của Việt Nam việc nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh, đặc biệt là khi chất lượng sản phẩm còn thấp và yêu cầu hội nhập đặt ra gay gắt là điều hết sức cần thiết. 

Nhưng nếu một doanh nghiệp chỉ loay hoay vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có thì chưa có gì đảm bảo chắc chắn cho sự thành công. Bởi vì nếu chỉ theo hướng này dễ làm cho người ta ít chủ ý đến sự biến đổi của nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và sự xuất hiện của những sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh có khả năng thay thế hiệu quả hơn hoặc vì mục tiêu tăng chất lượng có thể làm tăng giá thành và giá bán sản phẩm nên quá mức. 

Nếu như ở quan điểm marketing tập trung vào sản xuất chúng ta có thể thấy các nhà quản trị muốn tập trung vào chiều rộng của sản phẩm thì ở quan điểm marketing tập trung vào hoàn thiện thì các nhà quản trị lại tập trung vào chiều sâu của sản phẩm. Việc quá tập trung vào một khía cạnh nào đó trong khi mấu chốt để quyết định thành công lại là sự tổng hòa của các yếu tố đều mang lại những tác động không thật sự hiệu quả đối với việc duy trì, phát triển và gia tăng mức độ ảnh hưởng của sản phẩm trong nhóm mặt hàng nó tham gia. 

Trong bài viết tiếp theo, MarketingDinhCao sẽ tiếp tục gửi đến bạn đọc quan điểm marketing tập trung vào bán hàng. 
(MarketingOnline68)-Xét theo chiều dài lịch sử, quan điểm marketing tập trung vào sản xuất là một trong những quan điểm chỉ đạo nhà kinh doanh lâu đời nhất. Cho đến nay, quan điểm này vẫn tồn tại. Ở Việt Nam, quan điểm này còn in đậm trong tiềm thức của nhiều nhà quản lý và trong nhiều quyết định kinh doanh


Quan điểm định hướng sản xuất cho rằng: người tiêu dùng sẽ ưa thích nhiều sản phẩm được bán rộng rãi với giá hạ. Vì vậy, những nhà quản trị doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc tăng quy mô sản xuất và mở rộng phạm vi tiêu thụ.
Tập trung vào sản xuất
Tập trung vào sản xuất là mục tiêu của quan điểm marketing này
Như vậy, ở đây người ta cho rằng điều mấu chốt nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp là số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều và mức giá bán thấp. Thực ra quan điểm này có thể đưa lại sự thành công cho doanh nghiệp trong hai trường hợp:

-Thứ nhất: khi biết nhu cầu mua sắm về sản phẩm vượt quá khả năng cung ứng.
-Thứ hai: Giá thành hay chi phí sản xuất hiện tại còn cao, có thể hạ được nhờ khai thác hết công suất, năng lực hiện có. 

Ngoài hai tình huống đó khó có gì đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp đi theo quan điểm này. Marketing và quan điểm tập trung vào sản xuất đã chỉ đi sâu tập trung vào việc tạo ra thật nhiều sản phẩm với mức giá thấp để nhiều người tiêu dùng có thể mua hơn mà đã không đề cập đến mong muốn của người tiêu dùng.  Trong chiều dài lịch sử, chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều những trường hợp sản xuất ồ ạt ra một loại hàng hóa để rồi khi giá rớt xuống đến mức không đủ bủ chi phí nhưng cũng không ai còn muốn mua những sản phẩm đó. 

Wednesday, July 31, 2013

(MarketingOnline68)-Trong thời đại ngày nay, marketing hiện đại và quản trị kinh doanh theo quan diểm marketing là một phương pháp cốt yếu và phổ biến trong quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị trường. 

Phương pháp quản trị kinh doanh này không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của thị trường nội địa mà còn được ứng dụng cả trong kinh doanh trên thị trường quốc tế, không chỉ trong kinh doanh các sản phẩm hữu hình mà cả kinh doanh dịch vụ. Những nguyên lý của marketing hiện đại còn được ứng dụng vào cả những hoạt động chính trị, xã hội. 

Marketing hiện đại

Tính phổ biến đó của việc ứng dụng marketing hiện đại, một mặt, phản ánh vai trò của nó trong đời sống kinh tế xã hội, mặt khác, còn khẳng định tính không thể thay thế được của phương pháp quản trị kinh doanh này đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Marketing được phổ biến rộng rãi như vậy nhưng không phải ngay từ đầu đã được phát triển thành một lý thuyết hoàn chỉnh, và trong thực tiễn ngày nay không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức đầy đủ và áp dụng đúng lý thuyết marketing vào quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. 

Xét về mặt lịch sử ra đời, lý thuyết marketing  hiện đại và ứng dụng nó là một quá trình. Quá trình đó gắn liền với việc tìm kiếm các phương pháp quản trị doanh nghiệp hướng ra thị trường. Cho đến nay người ta đã tổng kết từ trong thực tiễn tồn tại 5 quan điểm quản trị marketing:

1) Quan điểm tập trung vào sản xuất
2) Quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm
3) Quan điểm tập trung vào bán hàng
4) Quan điểm marketing
5) Quan điểm marketing hướng đến sự kết hợp ba lợi ích: người tiêu dùng; nhà kinh doanh và xã hội. 

Đi sâu vào từng quan điểm chúng ta sẽ hiểu thêm về quá trình hình thành nên các quan điểm, sự ảnh hưởng của nó trong từng thời kỳ. Nhưng tóm lại, ở mỗi một quan điểm đều tồn tại những điểm chung chưa hợp lý cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong tương lai. 

Saturday, June 29, 2013

(MarketingOnline68)-Marketing là một dang hoạt động chức năng đặc thù của doanh nghiệp. Nó bao gồm nhiều hành vi chức năng của các bộ phận tác nghiệp khác nhau hoặc của các cộng đoạn khác nhau. Để có thể quản lý và điều hành được các bộ phận đó thì cần quản trị Marketing

Vấn đề đặt ra là làm sao để tất cả các hoạt động tác nghiệp marketing đều hướng đến một phương châm hành động: hãy hiểu thuấu đáo và thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng một cách ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh để thực hiện thành công các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó liên quan đến hoạt động quản trị marketing. Vậy quản trị Marketing là gì ? Theo quản điểm quản trị marketing của Philip kotler

"Quản trị Marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố, duy trì và phát triển những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những mục tiêu cố định của doanh nghiệp."

Quản trị Marketing là gì ?
Quản trị Marketing là việc làm không thể thiếu cho mỗi chiến dịch Marketing
Như vậy, quản trị marketing có liên quan trực tiếp đến các việc
- Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu và ước muốn của khách hàng
- Gợi mở nhu cầu của khách hàng
- Phát hiện và giải thích nguyên nhân của những thay đổi tăng hoặc giảm mức cầu
- Phát hiện những cơ hội và thách thức từ môi trường marketing
- Chủ động đề ra các chiến lược và biện pháp marketing để tác động lên mức độ thời gian và tính chất của nhu cầu sao cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đặt ra trừ trước 

Tóm lại: Quá trình quản trị Marketing gồm 5 bước:
1) Phân tích các cơ hội marketing
2) Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu
3) Thiết lập chiến lược marketing
4) Hoạch định chương trình marketing
5) Tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động marketing

Saturday, June 22, 2013

Vai trò của marketing
(MarketingOnline68)-Ngày nay, thật khó để có thể tìm được một doanh nghiệp mà không cần bất kì một hoạt động marketing nào mà có thể tồn tại và phát triển. Đơn giản bởi vì hoạt động marketing chính là hoạt động xương sống đo lường sức khỏe của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của marketing đối với kinh doanh của DN

Trong nền kinh thế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài - thị trường. Quá trình trao đổi chất đó diễn ra càng thường xuyên, liên tục, với quy mô càng lớn thì cơ thế đố càng khỏe mạnh. Ngược lại, sự trao đổi đó diễn ra yếu ớt thì cơ thế đó có thể quặt quẹo và chết yểu.

Mặt khác, doanh nghiệp muốn tồn tại thì dứt khoát cũng phải có các hoạt động chức năng như: sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực...Nhưng các chức năng quản lý sản xuất, chức năng quản lý tài chính, chức năng quản lý nhân lực chưa đủ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, và lại càng không có gì đảm bảo chắc chắn cho sự thành đạt của doanh nghiệp, nếu tách rời nó khỏi một chức năng khác - chức năng kết nội mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường. Chức năng này thuộc một lĩnh vực quản lý khác - quản lý marketing

Như vậy, chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường - nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh