Showing posts with label Bai-doc-tham-khao. Show all posts
Showing posts with label Bai-doc-tham-khao. Show all posts

Monday, September 8, 2014

Là một trong những website phổ biến nhất tại Nga, Yandex được biết đến như một nhà cung cấp đa dịch vụ với nhiều tiện ích hỗ trợ cho cộng đồng người sử dụng tiếng Nga

Yandex là số 1
Google hiện đang thống trị mảng tìm kiếm internet trên toàn thế giới nhưng vẫn có vài nơi là trường hợp ngoại lệ. Không chỉ "sa lầy" ở Trung Quốc mà hãng tìm kiếm số 1 thế giới cũng đang chật vật tìm chỗ đứng tại Nga, thị trường công nghệ được đánh giá là màu mỡ hàng đầu hiện nay.

Ở thời điểm hiện tại, thị trường tìm kiếm Nga đang bị chi phối mạnh mẽ bởi Yandex, công ty công nghệ này có hầu hết các dịch vụ chủ lực mà Google hiện có, từ tìm kiếm, mua sắm online, mạng xã hội và cả dịch vụ đám mây.

 

Mặc dù Yandex không phải là cái tên quen thuộc ngoài biên giới Nga và các nước thuộc liên bang Xô Viết cũ nhưng với việc thống trị thị trường này cũng đồng nghĩa với việc Yandex đang là "vua" của thị trường internet lớn nhất châu Âu nếu xét về lượng người sử dụng.

Hiện nay, Yandex đang tỏ ra không hề kém cạnh so với Google khi hãng sở hữu một trình duyệt nhằm đối chọi với Chrome và kho ứng dụng Android riêng biệt. 

Không những thế Yandex còn hợp tác với kẻ "tử thù" của Google là Apple trong lĩnh vực bản đồ trực tuyến.

Nga đồng nghĩa với khác biệt
Tại quốc gia này, các trang web được truy cập nhiều nhất không phải là Facebook, Google, YouTube, Yahoo hay Wikipedia mà chỉ có duy nhất một cái tên bản địa là Yandex. Với việc đứng đầu mảng tìm kiếm tại Nga đã giúp Yandex gần như thống lĩnh toàn bộ các mảng trực tuyến khác tại đất nước này.

Nếu như hiện tại Google đang chiếm tới 3/4 thị trường tìm kiếm trên toàn thế giới thì tại Nga tình thế lại hoàn toàn đảo ngược. Google chỉ có được 27% thị phần trong khi đó ngôi vị số 1 lại thuộc về Yandex với 68%. 

Tuy nhiên để đạt được con số trên, Google đã phải nhờ tới sự trợ giúp đáng kể của Chrome, một trong số những trình duyệt hiện được ưa chuộng hàng đầu tại đây.

Yandex tỏ rõ sự vượt trội tại Nga (Ảnh internet) 

Để hiểu rõ hơn về bước đường thành công của Yandex, cần quay lại năm 1990, thời điểm mà 2 nhà toán học Arkady Volozh và Arkady Borkovsky đặt nền móng đầu tiên cho dịch vụ tìm kiếm số 1 nước Nga ngày nay.

Việc tham gia mảng tìm kiếm cũng khá tình cờ khi ban đầu 2 "chàng" Arkady chỉ có ý định tạo ra một phần mềm dạng MS-DOS giúp phân loại bằng sáng chế và các loại hàng hóa. Tuy nhiên phần mềm lại có nhiều đặc trưng của một công cụ tìm kiếm hỗ trợ rất tốt ngôn ngữ của Nga và đây cũng chính là nền tảng đã tạo nền một Yandex hùng mạnh hiện nay.

Sau một thời gian dài nghiên cứu và phát triển, tới năm 1997, dưới sự bảo trợ của Comptek, nơi mà Arkady Volozh đang là giám đốc điều hành, cổng thông tin tìm kiếm yandex.ru đã chính thức ra đời. Đến năm 2000, nhận thấy tiềm năng lớn của Yandex, Arkady Volozh đã rời bỏ Comptek và mang theo dịch vụ này để phát triển thành công ty riêng.

Như vậy, nếu xét về thời điểm ra đời, Yandex còn xuất hiện trước cả Google và cũng tại lúc đó Yahoo mới chỉ là kẻ "ăn bám" khi là nơi hiển thị các kết quả tìm kiếm cho AltaVista.

Điểm mạnh nhất của Yandex là dịch vụ này thực hiện cực kỳ tốt khả năng tìm kiếm trong phạm vi tiếng Nga, thứ ngôn ngữ được giới công nghệ đánh giá là rất phức tạp. Các thuật toán tìm kiếm của Yandex có thể nói là vượt trội so với Google.

Cách sắp xếp các kết quả tìm kiếm của Yandex cũng khá ưu việt với công nghệ có tên gọi MatrixNet. Theo đó các kết quả trả lại cho người dùng sẽ được dựa trên nhiều yếu tố, từ tầm quan trọng hoặc thứ tự ưu tiên của thông tin cho đến thói quen của người dùng.

Vào năm 2010, Yandex cũng đưa ra khả năng tìm kiếm thời gian thực khi dữ liệu trên báo điện tử, mạng xã hội ... được cập nhật liên tục nhằm cung cấp cho người dùng thông tin nhanh chóng và đầy đủ hơn. Xét về tính năng này, Yandex được cho là hơn hẳn Google một bậc trong phạm vi ngôn ngữ Nga.

Vị thế thống trị của Yandex tại thị trường Nga có thể thấy rõ nét nhất qua khía cạnh doanh thu, năm 2012, công ty này đạt 955 triệu USD, tăng 44% so với năm 2011. Qua đó đưa Yandex trở thành doanh nghiệp internet thành công nhất tại Nga trong năm qua.

Trên bình diện quốc tế, trong năm 2012, theo thống kê của comScore, Yandex đã chính thức vượt qua Bing của Microsoft để trở thành dịch vụ tìm kiếm đứng thứ 4 trên thế giới.

"Chèn ép" Google trên mọi phương diện
Không chỉ vượt trội so với Google trong lĩnh vực tìm kiếm, Yandex còn tỏ ra nổi bật hơn hẳn trong các mảng trực tuyến khác trên sân nhà.

Nếu Google sử dụng trình duyệt Chrome như một công cụ chính nhằm đánh chiếm thị trường Nga thì Yandex cũng có "lá chắn" hữu hiệu là Yandex.Browser. Đáng ngạc nhiên là mặc dù được xây dựng trên nền mã nguồn mở Chromium của Google nhưng hiện Yandex.Browser lại là chương trình duyệt web được ưa chuộng nhất tại Nga.

Không những thế trình duyệt này được tích hợp rất sâu chức năng tìm kiếm của Yandex cùng độ bảo mật cao được đảm bảo bởi Kaspserksy, công ty bảo mật Nga hàng đầu thế giới.

Yandex.Store hiện có hơn 50.000 ứng dụng dành cho các thiết bị Android (Ảnh internet) 

Mặt khác nếu kho ứng dụng GooglePlay là một điểm cộng lớn của Google trên thị trường điện thoại di động thì Yandex cũng có kho ứng dụng Android của riêng mình nhằm đáp trả. Yandex.Store hiện có hơn 50.000 ứng dụng, hầu hết trong số này đều kết nối hoặc hỗ trợ trực tiếp các dịch vụ mà Yandex sở hữu.

Không chỉ có thế Yandex còn lên kế bắt tay với đối thủ chính của Google hiện nay là Apple nhằm đẩy mạnh dịch vụ bản đồ đến với người dùng của hãng này. Theo đó Yandex sẽ cung cấp dữ liệu bản đồ của Nga cũng như một số nước khác mà mình có để Apple đưa vào hệ điều hành iOS trong tương lai của mình.

Đây thực sự là một đòn giáng mạnh vào tham vọng của Google nếu biết cách đây không lâu Apple đã loại bỏ GoogleMaps khỏi danh sách những dịch vụ mặc định trên các thiết bị của mình như iphone, ipad.

Chưa dừng lại trong biên giới nước Nga, Yandex còn tấn công vào những thị trường mà Google hiện đang bỏ ngỏ như Belarus, Kazakhstan hay Ukraine hoặc những nơi mà Google hiện đang là số 1 như Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2011.

Trên toàn cầu, Yandex có thể chưa là mối đe dọa thực sự dành cho Google, nhưng những gì đã diễn ra ở Nga hiện là một bài học đắt giá cho hãng này. Hiện Google vẫn là số 1 trong lĩnh vực tìm kiếm nhưng ở các thị trường riêng biệt sẽ không thiếu những câu chuyện thần kỳ như Yandex, Baidu của Trung Quốc hay Naver của Hàn Quốc.

Monday, August 5, 2013

Marketing ngày nay đang trở thành một phần không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào hoạt động trong bất kì một lĩnh vực nào. Đóng vai trò là cầu nối giữa nhu cầu và mong muốn của khách hàng với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 


Marketing không phải là bán hàng, không phải là tiếp thị (chào hàng) như nhiều người lầm tưởng. Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động như nghiên cứu marketing, sản xuất ra hàng hóa phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, quy định giá cả, tổ chức và quản lý hệ thống tiêu thụ, quảng cáo, khuyến mại và sau đó mới bán chúng cho khách hàng tiêu dùng.

Kiến thức marketing
Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động chứ không phải là bán hàng, tiếp thị...

Marketing là một dang hoạt động của con người (có tổ chức) nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Ý tưởng cội nguồn của marketing là thỏa mãn  nhu cầu và mong muốn của khách hàng một cách ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để hiểu hết khái niệm marketing cần phải nắm bắt được các khái niệm cơ bản như: nhu cầu tư nhiên, nhu cầu có khả năng thanh oán, giá trị, chi phí, sự thỏa mãn, sản phẩm, trao đổi, giao dịch.

Chức năng cơ bản của marketing tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Có thể nói đây là chức năng quan trọng nhất của doanh nghiệp khi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, nhưng muốn chức năng này thành công nó phải được phối hợp hài hòa với các chức năng khác bắt nguồn từ những lĩnh vực: sản xuất, tài chính, nhân sự.

Thu hút khách hàng
Chức năng cơ bản của marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp

Quản trị  marketingphân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những cuộc trao đổi có lợi với khách hàng mục tiêu để đạt được các mục tiêu đã xác định với doanh nghiệp. Quản trị marketing có thể thực hiện theo năm quan điểm khác nhau: trong đó quan điểm marketing định hướng khách hàng và quan điểm marketing dựa trên sự kết hợp giữa ba lợi ích: khách hàng, doanh nghiệp và xã hội là những quan điểm hiện đại nhất làm cơ sở cho quản trị marketing ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. 

Monday, June 24, 2013

Quả thật, chủ đề đang gây sốt trong giới công nghệ những ngày gần đây chỉ có thể là Pinterest - mạng xã hội mới với những bước phát triển được coi là thần kỳ. Và cũng giống như khi phân tích các startups khác, sau khi đã nghiền ngẫm chán chê mê mải về các vấn đề cơ bản như Pinterest là gì, tính năng ra sao, tại sao nó lại thu hút được sự chú ý của mọi người…thì vấn đề cuối cùng sẽ là "tiền" - hay nói khác đi là khám phá mô hình kinh doanh và xác định xem nó đang và sẽ kiếm tiền từ đâu? Hiện tại Pinterest vẫn chưa thể hiện một mô hình kinh doanh cụ thể, vì thế chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về phương thức kiếm tiền của mạng xã hội này.

Vấn đề
Trong khi tìm hiểu câu hỏi cho câu trả lời trên, người viết đã lang thang trên Internet nhưng chưa tìm được nhiều thông tin, phân tích về vấn đề này. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, vì với một mạng xã hội mới xuất hiện từ 2010 thì việc trọng tâm vẫn là hoàn thiện các tính năng và mở rộng tầm ảnh hưởng hơn là bắt đầu tìm kiếm nguồn thu.



Tuy nhiên, có một số thông tin khá là bất ngờ và có thể gây shock. Thông tin này được chia sẻ bởi blogger Josh Davis, sau đó được hàng loạt các báo lớn như CNN, NYTimes, CBSNews và các trang công nghệ như Mashable, Tech Crunch trích dẫn lại, đủ để thấy mức độ tin cậy của nguồn tin. Sau khi phân tích, Josh kết luận về cách thức mà Pinterest (đã từng) kiếm doanh thu như dưới đây:

Nếu bạn đăng một hình ảnh (Pin) về một sản phẩm/dịch vụ nào đó lên Pinterest mà sản phẩm này đang có trong các chương trình Affiliate, Pinterest sẽ chèn thêm (hoặc thay thế trong trường hợp người dùng đưa link Affiliate của chính mình) link aff của riêng họ. Khi ai đó click thông qua link đó tiến hành mua sản phẩm, Pinterest sẽ được trả % trên giá trị sản phẩm vừa bán đó.

Lý giải một chút về mô hình cơ bản của Affiliate marketing: có thể hiểu đơn giản là bạn đăng ký làm “đại lý bán hàng” cho các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ, bạn sẽ nhận được link aff, hay ID riêng của mình, nhiệm vụ của bạn là promote các link này để làm sao càng nhiều người biết đến và mua hàng thông qua link aff của bạn càng tốt. Bạn sẽ nhận được % hoa hồng từ doanh thu bán hàng này.

Có hai vấn đề ở đây.
Thứ nhất vấn đề thời gian, Pinterest đã tiến hành kiếm tiền từ quá sớm, ngay từ khi còn đang trong giai đoạn Beta. Điều này thật không giống như các mạng xã hội khác từng làm - chỉ chuyên tập trung vào việc hoàn thiện tính năng và mở rộng. Điển hình như Twitter và Facebook đã trải qua một thời gian dài phát triển, thu hút người dùng trước khi quyết định việc chấp nhận quảng cáo để tạo doanh thu.



Thứ hai là vấn đề cách làm, Pinterest tiến hành một cách lặng lẽ, không đưa ra bất cứ thông báo nào cho người dùng. Đây mới là vấn đề đáng lưu tâm và gây chú ý. Khi tham gia các chương trình Affiliate, một trong những điều cơ bản khi bạn promote các link aff của mình là bạn cần phải làm rõ với người đọc rằng đó là các link aff, các liên kết quảng cáo.

Lý do bởi Luật pháp Mỹ (Federal Trade Commission ) có quy định đại loại rằng mọi chủ thể sáng tạo nội dung trong đó khuyến khích, thúc đẩy các hành vi mua hàng và nhờ đó thu được lợi ích tài chính thì cần phải tuyên bố rõ ràng. (Đây cũng chính là lý do mà người dùng khi tham gia MMO: chơi aff hay Google Adsense, nên có thêm mục Disclosure Policy trên các website của mình).

Bất kỳ một blogger nào cũng có thể nhận thức và thực hiện điều đó, nhưng Pinterest thì không (hoặc chưa?) Một vấn đề nữa là cảm giác, việc bỏ tiền mua hàng và làm lợi cho người khác thật không thú vị cho lắm. Rõ ràng Pinterest đang kiếm tiền trên nội dung của người dùng. Theo Josh, Pinterest đã sử dụng dịch vụ của Skimlinks để chỉnh sửa/tự động chèn link aff vào các Pins có chứa link liên quan đến các sản phẩm và với lượng traffic khổng lồ của mình, Pinterest đã trở thành khách hàng lớn nhất của Skimlinks, mang lại nguồn thu lớn cho hãng (Skimlink nhận được 25% doanh thu từ các link affiliate).

Phản ứng của Pinterest?
Pinterest đã không đưa ra một thông báo chính thức nào. Tuy nhiên, sau khi đọc được bài viết của Josh thì CEO Ben Silbermann đã có một cuộc trao đổi qua điện thoại với Josh. Ben nhấn mạnh một số vấn đề trong cuộc trao đổi: Việc sử dụng Skimlinks chỉ với mục đích để thử nghiệm, không phải là kế hoạch kinh doanh lâu dài của hãng, và rằng hãng đã dừng việc dùng Skimlinks từ đầu tháng 2 năm nay, 1 tuần trước bài viết của Josh. Trong thời gian này, mối quan tâm chính của Pinterest không phải là tạo doanh thu, hãng chỉ đang cố gắng tìm hiểu cách thức người dùng sử dụng sản phẩm, và Skimlinks là một trong những thử nghiệm đó.



Không phải Pinterest đang phớt lờ vấn đề này, mà hãng đang cố gắng tìm ra cách phản hồi tốt nhất. Các hoạt động của Pinterest là hoàn toàn minh bạch, tuy nhiên với vai trò là một trong những startups phát triển nóng nhất hiện nay, hãng còn nhiều vấn đề để quan tâm và giải quyết hơn là việc theo dõi và phản hồi lại tất cả những thông tin liên quan. Hơn nữa, nguồn lực của hãng là hạn chế, chỉ với 16 thành viên, không cho phép thực hiện điều đó.

Gần đây, Pinterest đã bổ sung thêm mục “How does Pinterest make money?” trên trang chủ như một động thái xoa dịu truyền thông và cũng như để làm rõ vấn đề tạo doanh thu của hãng: "Even though making money isn’t our top priority right now, it is a long term goal. After all, we want Pinterest to be here to stay!"

Pinterest đúng hay sai?
Có một câu nói của Việt Nam mà chúng ta có thể áp dụng trong trường hợp này, đó là “Có lý nhưng không có tình”. Lý thể hiện ở 2 điểm:

Điều khoản sử dụng dịch vụ (Terms of Service – TOS) của Pinterest - bất kỳ người dùng nào khi tham gia đều đã đồng ý - cho phép hãng có thể làm bất cứ điều gì với nội dung của người dùng. Hãy thử xem qua một đoạn trong TOS nhé (chắc rằng 90% người dùng khi đăng ký Pinterest hay bất kỳ mạng xã hội nào đều không hề ngó ngàng tới TOS mà chỉ đơn giản nhấn Accept):

"You hereby grant to Cold Brew Labs a worldwide, irrevocable, perpetual, non-exclusive, transferable, royalty-free license, with the right to sublicense, to use, copy, adapt, modify, distribute, license, sell, transfer, publicly display, publicly perform, transmit, stream, broadcast, access, view, and otherwise exploit such Member Content".
Đại ý là Pinterest được toàn quyền với nội dung mà người dùng đưa lên. Và như vậy, việc chèn thêm link hay sửa link aff rõ ràng không sai.

Theo luật của Federal Trade Commission nêu ở trên, Pinterest có promote các link aff của mình, tuy nhiên, Pinterest lại không phải người trực tiếp tạo ra nội dung mà là do người dùng upload lên và chia sẻ. Thật ra, người dùng cũng không quá khắt khe với vấn đề này, bởi lẽ các Web Startups cần có nguồn thu, cần hỗ trợ tài chính để vận hành dịch vụ, phát triển sản phẩm của mình phục vụ người dùng. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là thái độ mập mờ, không rõ ràng của Pinterest. Một tuyên bố rõ ràng ngay từ đầu có lẽ là tất cả những gì mà người dùng cần.

Nguồn : Genk

Friday, June 21, 2013

(MarketingDinhCao)-Lịch sử phát triển của Marketing đã có từ rất lâu đời, do những tác dụng tuyệt vời của Marketing đối với việc nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và các phương pháp đánh thức niềm ham muốn sở hữu hàng hóa. Marketing đã sớm trở thành một công việc không thể thiếu cho bất kì một doanh nghiệp ngay từ thời điểm mới hình thành. 

            >> Sự ra đời của Marketing - Qua góc nhìn chuyên nghiệp

Trên thế giới, việc vận dụng marketing lúc đầu diễn ra phổ biến ở các công ty sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền và các công ty sản xuất các thiết bị công nghiệp. Tiếp theo, marketing được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất các vật liệu như: thép, hóa chất, giấy.

Trong những thập kỉ vừa qua, marketing được đánh giá cao bởi các ngành kinh doanh dịch vụ tiêu dùng, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm. Các nhóm hành nghề tự do bao gồm: các nhà luật sự, kiểm toán, bác sĩ và các kiến trúc sư là những người quan tâm đến marketing muộn màng nhất. Ngày nay, marketing được áp dụng cả trong kinh doanh quốc tế và các lĩnh vực phi thương mại như: chính trị, xã hội

Vận dụng marketing
Marketing trở thành một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh
Tại Việt Nam, marketing cũng thực sự phát triển nơ rộ khi kinh tế Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp được đầu tư quy mô về tài chính, nhân sự và chiến lược phân phối sản phẩm đầy nghệ thuật khiến các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng nhìn. 

Chúng ta có thể thấy được hoạt động marketing mạnh mẽ đến từ các doanh nghiệp sản xuất hàng giầy da, may mặc với các thương hiệu nổi tiếng như: Bitis, Việt Tiến, May 10,...kế đến marketing lan sang các ngành hàng sản xuất dồ dùng gia đình, hóa chất, thực phẩm và dược phẩm.

Marketing ngày này không còn bị giới hạn ở các doanh nghiệp sản xuất, mà còn xuất hiện trong các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể, chi hội. Chỉ có điều nó xuất hiện dưới các hình thái khác mà đôi khi chính người làm nó cũng không hiểu rõ được bản chất việc mình làm.