Showing posts with label marketing-hien-dai. Show all posts
Showing posts with label marketing-hien-dai. Show all posts

Wednesday, August 7, 2013

(MarketingOnline68) - Trong marketing hiện đại, hệ thống thông tin marketing đóng voi trò đặc biệt quan trọng. Nó cung cấp nguồn thông tin quý giá cho các nhà quản trị marketing có thể hoạch định chiến lược và đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình phát triển hiện tại của doanh nghiệp

Hệ thống thông tin marketing bao gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận lại đảm nhận những vai trò và có sự ảnh hưởng nhất định đến toàn bộ hệ thống. Việc tìm hiểu những bộ phận trong hệ thống thông tin marketing mang cái cái nhìn tích cực và cần thiết khi nghiên cứu marketing. Hệ thống thông tin marketing bao gồm 4 bộ phận:

1) Hệ thống báo cáo nội bộ
2) Hệ thống thu thập thông tin marketing thường xuyên bên ngoài
3) Hệ thống nghiên cứu marketing
4) Hệ thống phân tích thông tin marketing

Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin marketing

1) Hệ thống báo cáo nội bộ
Ở bất kỳ công ty nào cũng có sự thuyết trình bên trong thông qua chế độ báo cáo nội bộ, phản ánh các chỉ tiêu về lượng tiêu thụ thường xuyên, tổng số chi phí, khối lượng dự trữ vật tư, sự chu chuyển tiền mặt...Ngày nay nhờ hệ thống này đã được trang bị máy vi tính, người quản lý có thể nhận biết được nhiều thông tin đã được sắp xếp xử lý theo yêu cầu của quản trị marketing trong một thời gian ngắn. Và chính điều này là yếu tố cạnh tranh giữa các công ty. Công ty nào càng xử lý thông tin nội bộ chi tiết theo yêu cầu của nhà quản trị marketing thì càng giúp họ ứng phó kịp thời với sự biến đổi của môi trường, do đó có cơ hội thành công càng lớn. 

2) Hệ thống thu thập thông tin makerting thường xuyên bên ngoài
Hệ thống này cung cấp cho người lãnh đạo thông tin về các loại sự kiện mới nhất diễn ra trên thương trường. Thông tin loại này có thể thu thập từ sách, báo, các ấn phẩm chuyên ngành, nói chuyện với khách hàng, với các nhà cung cấp, các tổ chức tài chính, các cộng sự của công ty, các trung gian marketing, theo dõi các thông tin quảng cáo, thậm trí nói chuyện với các đối thủ cạnh tranh, thăm quan gian hàng của họ, tham dự các cuộc khai trường mở cửa. 

Ngoài ra, để có thông tin bên ngoài thường xuyên và kịp thời, các doanh nghiệp còn huận luyện và khuyến khích những người bán hàng ghi chép và cung cấp các sự kiện đang xảy ra, khuyến khích các nhà phân phối bán lẻ thông báo những tin tức quan trọng khác. Nhiều doanh nghiệp tự tổ chức bộ phậ thu phát thông tin hàng ngày. Thậm trí công ty có thể mua thông tin của các bộ phận, tổ chức, cá nhân chuyên cung cấp dịch vụ thông tin marketing.

3) Hệ thống nghiên cứu marketing
Trong nhiều trường hợp người quản lý marketing cần phải tiến hành những nghiên cứu tỉ mỉ. Ví dụ: nghiên cứu thu nhập, trình độ học vấn, lối sống, tiềm năng thị trường ở một vài thành phố để xác định hệ thống phân phối và bán hàng...Cách thức thu thập thông tin như vậy là một dạng nghiên cứu marketing.

Công ty nhỏ có thể dựa vào lực lượng sinh viên và giáo viên các trường học ở địa phương, các công ty lớn có thể có phòng nghiên cứu marketing riêng với khoảng 10-15 người, bao gồm các nhân viên về kế hoạch nghiên cứu, thống kê, xã hội học, tâm lý học, các chuyên gia về tạo mẫu. Những nghiên cứu có thể nói là toàn bộ hoặc một khía cạnh của:
- Môi trường marketing vĩ mô
- Môi trường marketing vi mô
- Thị trường - khách hàng;
- Các yếu tố marketing hỗn hợp của công ty hoặc của đối thủ cạnh tranh. 

Nhiều người nhẫm lần nghiên cứu marketing với nghiên cứu thị trường, thực ra nghiên cứu thị trường chỉ là một nội dung của nghiên cứu marketing. Theo quan niệm marketing, nghiên cứu thị trường chỉ là nghiên cứu khách hàng. 

4) Hệ thống phân tích thông tin marketing
Hệ thống phân tích thông tin marketing là tập hợp các phương pháp phân tích, hoàn thiện tài liệu và các vấn đề marketing được thực hiện. Nó bao gồm ngân hàng thống kê và ngân hàng mô hình.
+ Ngân hàng thống kê: là tổng hợp những phương pháp hiện đại của việc xử lý thống kê các thông tin, cho phép khám phá một cách đầy đủ nhất sự phụ thuộc lẫn nhau trong phạm vi tài liệu lựa chọn và xác lập mức độ tin cậy thống kế của chúng. 
+ Ngân hàng mô hình: là tập hợp những mô hình toán học giúp cho nhà quản trị thông qua các quyết định marketing tối ưu hơn. 

Sunday, August 4, 2013

(MarketingOnline68) - Quan điểm marketing hướng đến sự kết hợp ba lợi ích: người tiêu dùng; nhà kinh doanh và xã hội hay còn gọi là quan điểm marketing đạo đức xã hội là quan điểm mới xuất hiện trong những năm cuối thế kỷ XX. 

>> Quan điểm marketing tập trung vào bán hàng

marketing dao duc xa hoi
Quan điểm marketing đạo đức xã hội (ảnh minh họa)

Quan điểm này xuất hiện từ lập luận là: nếu như trong kinh doanh các doanh nghiệp chỉ chú ý tới lợi ích của riêng mình và lợi ích của khách hàng của họ thì họ có thể làm tổn hại đến lợi ích của người khác, lợi ích của cộng đồng hoặc vô tình lãng quên đi lợi ích của bộ phận dân cư khác và do đó dẫn đến hiện tượng như: hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, không chú ý đến các dịch vụ xã hội...Vì vậy, quan điểm marketing hiện đại nhất đòi hỏi các công ty phải quan tâm đến cả lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Đó cũng chính là thể hiện sự quan tâm tới bản thân lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng của họ.

Xuất phát từ đó quan điểm marketing đạo đức - xã hội khẳng định rằng: nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định đúng đắn những nhu cầu, mong muốn và lợi ích của các thị trường mục tiêu trên cơ sở đó đảm bảo thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh, đồng thời bảo toàn hoặc cũng cố mức sống sung túc của người tiêu dùng và xã hội.

Theo quan điểm này các doanh nghiệp mà trực tiếp là những người làm marketing phải cân nhắc và kết hợp ba loại lợi ích, cụ thể: lợi nhuận của doanh nghiệp, sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và lợi ích của xã hội trước khi thông qua các quyết định marketing.

Marketing là một quan điểm kinh doanh được thâm nhập vào Việt Nam chỉ những năm gần đây. Trên thực tế ngày càng có nhiều các doanh nghiệp thực thi một cách thành công quan điểm kinh doanh này nhưng cũng còn không ít các doanh nghiệp lúng túng. Điều đó, ngoài tính mới mẻ của lý thuyết còn có nhiều nguyên nhân, điển hình là: người ta nhận thức chưa đúng và chưa đủ tầm quan trọng của lý thuyết này, người ta còn chưa hiểu đúng bản chất của quan điểm marketing, thậm chí còn nhầm lẫn với quan điểm tập trung vào bán hàng. 

Tính cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt, sự thôi thúc của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chắc chắn sẽ là nguyên nhân trọng yếu thúc đẩy các doanh nghiệp phải hiểu biết và vận dung tinh thông marketing vào kinh doanh. 

Wednesday, July 31, 2013

(MarketingOnline68)-Trong thời đại ngày nay, marketing hiện đại và quản trị kinh doanh theo quan diểm marketing là một phương pháp cốt yếu và phổ biến trong quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị trường. 

Phương pháp quản trị kinh doanh này không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của thị trường nội địa mà còn được ứng dụng cả trong kinh doanh trên thị trường quốc tế, không chỉ trong kinh doanh các sản phẩm hữu hình mà cả kinh doanh dịch vụ. Những nguyên lý của marketing hiện đại còn được ứng dụng vào cả những hoạt động chính trị, xã hội. 

Marketing hiện đại

Tính phổ biến đó của việc ứng dụng marketing hiện đại, một mặt, phản ánh vai trò của nó trong đời sống kinh tế xã hội, mặt khác, còn khẳng định tính không thể thay thế được của phương pháp quản trị kinh doanh này đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Marketing được phổ biến rộng rãi như vậy nhưng không phải ngay từ đầu đã được phát triển thành một lý thuyết hoàn chỉnh, và trong thực tiễn ngày nay không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức đầy đủ và áp dụng đúng lý thuyết marketing vào quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. 

Xét về mặt lịch sử ra đời, lý thuyết marketing  hiện đại và ứng dụng nó là một quá trình. Quá trình đó gắn liền với việc tìm kiếm các phương pháp quản trị doanh nghiệp hướng ra thị trường. Cho đến nay người ta đã tổng kết từ trong thực tiễn tồn tại 5 quan điểm quản trị marketing:

1) Quan điểm tập trung vào sản xuất
2) Quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm
3) Quan điểm tập trung vào bán hàng
4) Quan điểm marketing
5) Quan điểm marketing hướng đến sự kết hợp ba lợi ích: người tiêu dùng; nhà kinh doanh và xã hội. 

Đi sâu vào từng quan điểm chúng ta sẽ hiểu thêm về quá trình hình thành nên các quan điểm, sự ảnh hưởng của nó trong từng thời kỳ. Nhưng tóm lại, ở mỗi một quan điểm đều tồn tại những điểm chung chưa hợp lý cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong tương lai.