Sunday, June 23, 2013

(MarketingOnline68)-Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh, giống như chức năng sản xuất, tài chính, quản trị nhận lực, kế toán, cung ứng vật tư. Những chức năng này đều là những bộ phận tất yếu về mặt tổ chức của một công ty. 

Chức năng cơ bản nhất của hoạt động marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sản xuất tạo ra sản phẩm. Từ đó xét mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành trong hệ thống hoạt động chức năng quản trị doanh nghiệp thì marketing là một chức năng có nhiệm vụ kết nối nhằm đảo bảo sự thống nhất hữu cơ với các chức năng.

Như vậy, xét về quan hệ chức năng thì marketing vừa chi phối, vừa bị chi phối bởi các chức năng khác. Nói cách khác, khi xác định chiến lược marketing, đề ra các mục tiêu chiến lược, các nhà quản trị marketing phải đặt các nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược marketing trong mối tương quan , ràng buộc với các chức năng khác. Chẳng hạn như công ty quyết định vương lên vị trí dẫn đầu về chất lượng một loại sản phẩm nào đó, để thu hút những khách hàng có thu nhập bậc cao, khi đó để tranh rơi vào mơ tưởng, nhà quản trị marketing buộc phải cân nhắc xem khả năng vốn liếng như thế nào, công nghệ và kĩ thuật ra sao, trình độ tay nghề của công nhân có đáp ứng được yêu cầu hay không ? Nếu như tất cả, hoặc thậm chí một mặt nào đó không thể đáp ứng được thì dù chức năng hoạt động marketing có phát hiện ra một tập hợn khách hàng hấp dẫn nào đó thì nó cũng trở nên vô nghĩa. nhưng nói chung chức năng marketing của doanh nghiệp luôn luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản sau đây:

Mối quan hệ giữa Marketing với các bộ phận khác trong DN
Doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi để có thể giải quyết bài toán marketing

- Khách hàng của doanh nghiệp là ai ? Họ sống và mua hàng ở đâu ? Họ là nam hay nữ : Già hay trẻ ? Họ mua bao nhiêu ? Vì sao họ mua ?...Họ cần hàng hóa nào ? Loại hàng hóa đó có những đặc tính gì ? Bao gói ra sao ? Vì sao họ cần những đặc tính đó mà không phải là những đặc tính khác, những đặc tính hiện thời của hàng hóa còn thích hợp với khách hàng nữa không ? So với hàng hóa của nhãn hiệu cạnh tranh, hàng hóa của công ty có những ưu thế và hạn chế gì ? Có cần phải thay đổi hàng hóa không ? Thay đổi yếu tố và đặc tính nào ? Nếu không thay đổi thì sao ? Nếu thay đổi thì sẽ gặp những điều gì ?

- Giá bán hàng hóa của công ty nên quy định là bao nhiêu ? Tại sao lại quy định mức giá như vậy mà không phải là mức giá khác ? Mức giá trước đây còn thích hợp không ? Nên tăng hay giảm giá ? Khi nào tăng ? Khi nào giảm ? Giá giá và tăng đối với ai ? Khi tăng hay giảm giá sẽ phát sinh vấn đề gì ?...

- Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào lực lượng khác ? Nếu dựa vào lực lượng khác (bán buôn, bán lẻ, đại lý...) thì cụ thể là ai ? Dựa vào bao nhiêu người ? Dựa vào lực lượng bán hàng trong nước hay ngoài nước ? Khi nào thì hàng hóa ra thị trường. Đưa khối lượng là bao nhiêu ?...

- Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hóa của doanh nghiệp ? Tại sao lại dùng cách thức này mà không phải là cách thức khác ? Dùng truyền hình - radio hoặc báo chí để giới thiệu sản phẩm của công ty cho khách hàng mục tiêu có ưu điểm và hạn chế gì ? Tại sao lại dùng loại phương tiện này mà không phải là phương tiện khác ? Các loại hàng hóa cùng loại người ta giới thiệu với công chúng bằng cách nào ? Tại sao người ta lại làm như vậy ?...
Related Posts Widget For Blogger with Thumbnails Blogger Templates

0 comments :

Post a Comment