Để hiều được khách hàng của công ty, các đối thủ của nó... Các công ty đặc biệt là các công ty lớn phải tiến hành nghiên cứu marketing. Nhà quản lý thực hiện nghiên cứu marketing cần phải nắm tương đối tốt các đặc trưng của nó, nhằm thu được những thông tin hữu ích với chi phí phải chăng. Để làm việc này các nhà quản lý cũng phải hướng đến sử dụng các nhà nghiên cứu có chuyên môn cao. Ngoài ra người quản lý còn cần phải biết tường tận công nghệ tiến hành nghiên cứu marketing, để có thể kế hoạch hóa nó và giải thích (diễn giải) một cách hợp lý thông tin nhận được.
Quá trình nghiên cứu marketing bao gồm 5 giai đoạn:
1. Phát hiện vấn đề và hình thành mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu, việc tìm ra ý tưởng, phát hiện vấn đề cần phải được nghiên cứu có vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây là bước đầu tiên hình thành nên những ý tưởng và phương pháp. Làm tốt bước nay không những giúp các bước sau trở lên có khoa học mà còn định hình cả việc thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu sau này.
2. Lập kế hoạch nghiên cứu
Lập kế hoạch nghiên cứu marketing là bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu, lập kế hoạch có thể ở nhiều dạng thức khác nhau. Kế hoạch chi tiết, kế hoạch tổng thể. Nhưng điểm chung của tất cả các kế hoạch này là phải chỉ rõ được một cách tuần tự các bước sẽ làm, mục tiêu là gì, và các con số nào để tổng kết được quá trình nghiên cứ, có mối liên hệ gì giữa các con số với nhau hay không.
3. Thu thập thông tin
Bản thân của công tác marekting là việc thu thập các thông tin phản hồi của người dùng về một sản phẩm dịch vụ nào đó, từ đó xây dựng, thay đổi hoặc xóa bỏ đi những dịch vụ, sản phẩm không còn phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Vì vậy, đây có thể là bước quan trọng nhất. Có yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình nghiên cứu marketing.
4. Xử lý và phân tích thông tin đã thu thập
Để đánh giá được hiệu quả của các thông tin đã được thu thập, nhà quản trị marketing cần phải có phương pháp xử lý và phân tích thông tin. Sâu chuỗi các vấn đề để hình thành nên một tập hợp những tài liệu có tổ chức, có liên kết phục vụ cho việc ra các báo cáo kết quả.
5. Báo cáo kết quả
Tùy vào quy mô điều tra nghiên cứu mà có cách thức báo cáo kết quả khác nhau. Nếu cuộc nghiên cứu chỉ là những điều tra thăm dò chớp nhoáng và người ra quyết định marketing cần thông tin nhanh thì báo cáo có thể trình bày bằng miệng trước khi viết thành văn. Còn nếu cuộc nghiên cứu có quy mô lớn thì kết quả nhất thiết phải được trình bày trong các báo cáo được viết chu đáo. Khi viết báo cáo phải tập trung vào đúng vấn đề mà người đặt hàng quan tâm và thể hiện rõ trong vấn đề và mục tiêu của dự án nghiên cứu. Báo cáo thường viết theo một trình tự nhất định. Trước hết là nếu vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, các giả thiết và sau đó là các kết luận. Phần tiếp theo là đi sâu vào phân tích trình tự và kết quả nghiên cứu để khi nhà quản lý cần thiết có thể xem thêm và cuối cùng cũng không nên quên nếu những hạn chế của kết quả nghiên cứu vì những lý do nhất định