Showing posts with label doanh-nghiep. Show all posts
Showing posts with label doanh-nghiep. Show all posts

Tuesday, January 28, 2014

Trong marketing, việc phân loại môi trường marketing đóng một vai trò quan trọng và là một cách để các nhà quản trị marketing tiếp cận được đúng với môi trường nghiên cứu của mình. Việc nghiên cứu và phân loại môi trường marketing sẽ giúp các giải pháp tiếp cận được như ý. 

>> Môi trường marketing là gì ? 

Tác động đến các quyết định marketing của bộ phận marketing trong doanh nghiệp có rất nhiều yếu tố, lực lượng. Có những lực lượng, yếu tố tham gia trực tiếp vào vòng chu chuyển các yếu tố vật chất hoặc dịch vụ liên quan đến quá trình kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể, nhưng cũng có những lực lượng, yếu tố tác động đến toàn bộ doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh thậm chí tác động đến cả các ngành khác. Căn cứ vào phạm vi tác động đó người ta phân chia môi trường marketing ra thành hai loại: môi trường marketing vi mô và môi trường marketing vĩ mô.

 Phân loại môi trường marketing

Môi trường marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó. Những lực lượng này gồm có: các lực lượng bên trong công ty (ngoài bộ phận marketing), các lượng lượng bên ngoài công ty (các nhà cung ứng, các nhà môi giới marketing, các đối thủ cạnh tranh, công chúng trực tiếp và khách hàng).

Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn. Nó tác động đến quyết định marketing của các doanh nghiệp trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó nó ảnh hưởng đến cả lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô.

Monday, January 27, 2014

(MarketingOnline68) - Môi trường marketing của một công ty (doanh nghiệp) là tập hợp tất cả các chủ thể, các lực lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phận ra quyết định marketing của công ty không thể khống chế được và chúng thường xuyên tác động (ảnh hưởng) tốt hoặc không tốt bởi các quyết định marketing của công ty.

Môi trường marketing là gì


Môi trường marketing về thực chất, theo ngôn ngữ phổ cập, cũng là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng khi gọi chúng là môi trường marketing, thì điều đó có nghĩa là môi trường kinh doanh được xem xét theo góc độ marketing, xem xét sự ảnh hưởng của những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh tới các quyết định liên quan đến việc thiết lập, duy trì, củng cố, mở rộng, phát triển…quan hệ giữa doanh nghiệp với những khách hàng mục tiêu. Như vậy, có thể nói khi phân tích môi trường marketing, về thực chất là ta phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh tới sự biến đổi của tính chất, quy mô, trình độ…của nhu cầu thị trường, tới tương quan cung cầu và đặc biệt là tới các biến số marketing – mix của công ty.

Nếu như công ty có một phòng hay một bộ phận chuyên lo việc soạn thảo và ra quyết định marketing, thì các yếu tố thuộc môi trường marketing là bao gồm tất cả các tác nhân nằm ngoài khả năng kiểm soát của phòng hoặc bộ phận marketing. Do đó, thuộc về môi trường marketing cũng có thể là yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp, nhưng cũng có thể là yếu tố nằm bên trong doanh nghiệp, nhưng bên ngoài phòng marketing.

Khi nói môi trường marketing là các yếu tố, lực lượng mà bộ phận marketing không kiểm soát được, không khống chế được, thì điều đó có nghĩa là sự thay đổi, những diến biến của các lực lượng và yếu tố đó không phải do bộ phận marketing gây ra, hay bộ phận marketing có quyền làm thay đổi. Đối với bộ phận marketing, những biến đổi đó là khách quan. Đến lượt mình, bộ phận marketing chỉ có thể theo dõi phát hiện để tự thay đổi các quyết định của mình nhằm giảm thiếu những tác động xấu, khai thác tối đa những tác động tốt hoặc để thích ứng một cách có lợi nhất.

Bài nên đọc: Phân loại môi trường marketing

Wednesday, January 15, 2014

Mareketing nói chung luôn bao hàm những quy trình tổng thể và đòi hỏi người quản trị cần phải có những bước cụ thể, rõ ràng để công tác nghiên cứu và hoạch định các chiến lược marketing được thành công. 


Trong giai đoạn đầu tiên, người quản lý marketing và người nghiên cứu cần phải xác định chính xác vấn đề và đề xuất mục tiêu nghiên cứu. Do thị trường có thể được nghiên cứu theo hàng trăm tham số khác nhau, vì vậy cần phải tiếp cận trực tiếp đến vấn đề đứng trước công ty và đòi hỏi phải được giải quyết. Nếu vấn đề không rõ ràng, thì chi phí nghiên cứu vẫn tốn kém, mà kết quả lại không dùng được. "Vấn đề được xác định tốt - coi như nó đã giải quyết được một nửa".

Phát hiện vấn đề và hình thành mục tiêu nghiên cứu marketing

Ví dụ: Doanh nghiệp phát hiện rằng hàng hóa của nó được bán ít, hay khách hàng của doanh nghiệp giảm sút. Từ đó có thể xuất hiện hai vấn đề cần nghiên cứu:
- Khách hàng hiểu gì khi mua hàng của doanh nghiệp?
- Liệu có thể lôi kéo được số lượng khách hàng lớn hơn đến với hàng hóa của doanh nghiệp không?

 Sau đó nhà quản lý cần phải hình thành mục tiêu nghiên cứu. Những mục tiêu đó có thể là mục tiêu tìm kiếm hay thăm dò, có ý nghĩa là tiến hành thu thập những tài liệu sơ bộ nào đó mà nó sẽ làm sáng lên vấn đề, và có thể giúp cho việc đề ra các giả thuyết. Các mục tiêu đó cũng có thể là mục tiêu dạng mô tả, có ý nghĩa là dự tính sự mô tả những hiện tượng nhất định. Ví dụ, giải thích số lượng hành khách sử dụng phương tiện vận tải hàng không hoặc là số người biết về một công ty hàng không. Cũng có trường hợp là những mục tiêu tìm kiếm nguyên nhân thông qua một số mối quan hệ nhân - quả nào đó. Ví dụ như việc giảm thấp giá hàng 15.000đ sẽ kéo theo sự tăng lên lượng khách hàng là 10%.

Monday, August 5, 2013

(MarketingOnline68) - Tương ứng với quá trình sáng tạo và cung ứng giá trị của doanh nghiệp là quá trình hoạt động marketing. Hoạt động marketing theo một trình tự nhất định gọi là quá trình marketing.

Quản trị quá trình marketing
Hoạt động marketing theo một trình tự nhất định gọi là quá trình marketing.


Như vậy, quá trình hoạt động marketing ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải trải qua năm bước trên. Năm bước đó tạo thành một hệ thống kế tiếp và hoàn chỉnh. Bước trước làm tiền đề cho bước sau, qua bước sau lại có thể điều chỉnh bước trước.

Quản trị các bước trên là quản trị marketing. Nhiều tài liệu dùng cụm từ "quá trình quản trị marketing" để thay thế cho cụm từ "quản trị quá trình marketing". Trong MarketingDinhCao thì chúng tôi dùng cụm từ thứ hai còn bao hàm nghĩa hoạt động marketing có các bước. Để các bước đó là một hệ thống thống nhất, một chỉnh thể hoàn chỉnh chúng cần phải được quản trị.

Như vậy, cho đến đây ta thấy có thể tiếp cận marketing ở ba mức độ: (1) marketing là một triết lý, một phương châm hành động của các nhà kinh doanh; (2) marketing là một khoa học quản trị; (3) marketing là hệ thống các giải pháp hướng tới khách hàng. Với tiếp cận đầu tiên, marketing cần cho tất cả mọi nhà kinh tế, các kỹ sư...Còn với hai tiếp cận sau, marketing là hoạt động chức năng, là một nghề chuyên nghiệp của các nhà quản trị marketing.