(MarketingOnline68)-Tìm hiểu về nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người là những việc làm đầu tiên và hết sức quan trọng đối với những người làm Marketing, tuy nhiên để hàng hóa làm ra có khả năng cạnh tranh về giá cả thị các chuyên gia Marketing cũng cần phải quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán
Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua sắm.
Nhà kinh doanh có thể phát hiện ra nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người, Họ có thể chế tạo ra đủ loại hàng hóa với những đặc tính cực kì hoàn mỹ, rút cục lại họ cung chẳng bán được bao nhiêu, nếu như chi phí sản xuất ra nó lại quá lớn, giá cao đến mức người ta không thể mua sắm được, mặc dù người ta rất thích được dùng nó. Khi đó nhu cầu tự nhiên và mong muốn hay nhu cầu tiềm năng không thể biến thành nhu cầu có khả năng thanh toán - cầu thị trường - nhu cầu hiện thực
Chừng nào mà nhà kinh doanh hiểu rõ được khách hàng sẽ cần loại hàng hóa gì ? Hàng hóa đó phải có những đặc điểm gì ? Đâu là những đặc trưng quan trọng nhất ? Để tạo ra nó, người ta cần khống chế chi phí ở mức độ nào ? Tương ứng với nó là mức giá nào thì khách hàng sẽ mua ?
Hiểu rõ được nhu cầu của khả năng thanh toán mới giúp doanh nghiệp thành công |
Khi đó họ mới thực sự hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, và kinh doanh mới thực sự mang lại cái mà họ chờ đợi - lợi nhuận. Để hiểu được nhu cầu thị trường, nhà quản trị marketing phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng về các phương tiện và nhu cầu.
Như vậy là các loại bài viết về phân tích như các nhu cầu của người tiêu dùng, các bạn có thể thể rằng hoạt động của marketing không đơn thuần chỉ năm ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Một nhà quản trị marketing tốt không phải chỉ hiểu rõ sản phẩm của mình mà phải nắm chắc các nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán ứng với từng mặt hàng đó.
Nhu cầu tự nhiên là hiện hữu, nhưng mong muốn của con người lại chịu rất nhiều những tác động khác nhau và nhu cầu có khả năng thanh toán cũng vậy. Ứng với một mức tiền A cho một sản phẩm B, người tiêu dùng C vẫn còn lưỡng lự khi mua nó - vậy ranh giới giữa việc mua và việc không mua nằm ở đâu ? Cần phải làm gì để xô đẩy rào cản về giá cả để giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với những sản phẩm vượt quá khả năng của nhu cầu thanh toán một tỉ lệ nào đó.