Sunday, June 15, 2014

Thực ra thì đây không phải là khái niệm mới, trên thế giới hình thức tiếp thị này đã được sử dụng từ khá lâu rồi (khoảng từ thập niên 60). Cho đến nay thì hình thức này được sử dụng dưới rất nhiều cách khác nhau, nhưng vẫn giữ được bản chất của nó dựa trên một trong các thương hiệu, nhân hiệu, sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn, nhận được sự quan tâm của nhiều người như những vận động viên thể thao, các siêu sao màn ảnh, ngôi sao âm nhạc… Những yếu tố này đã trở thành chiến lược hiệu quả trị giá hàng triệu USD.

>> Marketing là gì | Định nghĩa Marketing hiện đại

Influence Marketing là gì?

* Influence Marketing tạm hiểu là Tiếp thị ảnh hưởng.

Influence có gì mới? Người ảnh hưởng của bạn là ai?

Trong thời đại xã hội ngày nay, bất kỳ người dùng Online nào đều có khả năng trở thành người có sức ảnh hưởng đến thị trường của bạn. Trước đây người dùng không ưa chuộng hình thức mua hàng trực tuyến bởi rất nhiều lý do khác nhau, ví dụ như: độ tin cậy, hàng hóa không đảm bảo… Tuy nhiên ngày nay, ngày càng có nhiều người dùng tin tưởng hơn vào các trang web bán hàng trực tuyến bởi sự tiện ích mà những trang web đó mang lại cho họ.

Cho dù bạn là doanh nghiệp có quy mô lớn hay chỉ là một cửa hàng có quy mô nhỏ, bạn cũng cần phải khai thác sức mạnh hiện tại của Influence Marketing (hình thức kinh doanh tiếp thị ảnh hưởng). Sử dụng Influence Marketing để có dược khả năng tiếp cận và tăng mức độ tin tưởng của người dùng dành cho doanh nghiệp, sản phẩm của bạn.

Có một ưu điểm rất lớn khi bạn sử dụng Influence Marketing trong thời điểm hiện tại đó là bạn không cần phải có một nguồn ngân sách lớn – mà điều quan trọng nhất ở đây đó là bạn cần tìm hiểu cách thức thực hiện Influence Marketing một cách hiệu quả.

Influence Marketing là gì?
Influence Marketing (còn được biết đến với tên gọi Influencer Marketing) là phương thức tiếp thị đến những người có ảnh hưởng xã hội đến đối tượng mục tiêu của bạn. Điều quan trọng là người có ảnh hưởng của bạn phải có tác động xã hội để thuyết phục người khác hành động theo kết quả dự định của bạn. (Kết quả của bạn có thể là việc bán một dòng sản phẩm cụ thể, nâng cao nhận thức thương hiệu hoặc cải thiện lượt truy cập vào blog của bạn).

Người có ảnh hưởng nhất đến truyền thông là những người nổi tiếng được mọi người biết đến rộng rãi. Những người nổi tiếng và các vận động viên thể thao là những ví dụ điển hình. Các thương hiệu lớn đã hợp tác với những người có ảnh hưởng phổ biến để thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của họ trong nhiều thập kỷ qua.

Ngày nay, ngày càng có nhiều người ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn hơn. Người có ảnh hưởng hàng đầu của bạn có thể là một blogger truyền thông nổi bật, với một lượng follow khá mạnh trên Mạng xã hội.

Bất kì doanh nghiệp nào, dù là quy mô lớn hay nhỏ, đều có thể đem Influence Marketing vào thực tiễn. Bạn không cần phải có ngân sách tiếp thị khổng lồ để có thể truyền đạt ý tưởng của mình thông qua những nhân vật ảnh hưởng xã hội.

Tại sao nên sử dụng Influence Marketing?

Influence Marketing có thể giúp bạn cải thiện doanh thu, phát triển nhận thức thương hiệu, gia tăng ảnh hưởng xã hội của riêng bạn, và còn nhiều nhiều hơn thế nữa. Trong seri bài viết này, tôi sẽ tập trung vào việc hợp tác với những người có ảnh hưởng trong thị trường với mục đích thu hút traffic cho blog của bạn.

Kết nối với những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực của mình sẽ gia tăng sự ảnh hưởng và cả sự tin tưởng mọi người dành cho bạn. Những người ảnh hưởng hàng đầu trong lĩnh vực của bạn có thể mở rộng giúp bạn đến với nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Họ có thể cung cấp cho mọi người sự tin tưởng vào thương hiệu của bạn bằng cách liên kết bạn với các thị trường mới.

Tương tự như thế, người tiêu dùng cũng chính là những người có ảnh hưởng. 90% người tiêu dùng, và cả các độc giả, đều tin tưởng vào lời đề nghị của đồng nghiệp họ. Khai thác những đồng nghiệp có ảnh hưởng đó để giành được sự tin tưởng mọi người dành cho blog của bạn, và bạn có thể bắt đầu cuộc chạy đua thu hút độc giả và khách hàng mới vào doanh nghiệp của mình.

Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google, hiện nay tín hiệu mạng xã hội cũng là một trong những tiêu chí để xếp hạng website của bạn – điều đó có nghĩa là bạn càng có nhiều yếu tố ảnh hưởng xã hội, thì SEO và SERP (bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm) của bạn càng tốt hơn.


Theo Phuon.com

Saturday, June 14, 2014

Social dịch sang tiếng Việt có nghĩa là mạng xã hội. Là một loại hình dịch vụ phát triển trên nền internet giúp kết nối mọi người lại với nhau thông qua một website. Gửi tin nhắn, liên hệ tức thì tại mọi nơi trên thế giới là một đặc điểm dễ nhận thấy của mạng xã hội. Và cũng nhờ đặc điểm này mà mạng xã hội đã nhanh chóng phát triển từ năm 2005 tới nay và trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu đối với nhiều người khi họ truy cập vào mạng

>> Marketing là gì | Định nghĩa Marketing hiện đại

Social marketing là gì ? Định nghĩa Social marketing

Những con số thống kê khiến marketing chú ý:
- Facebook: hơn 1 tỷ người sử dụng
- Twitter: hơn 400 triệu người sử dụng
- Google+: hơn 350 triệu người sử dụng

Khi các trang mạng xã hội phát triển và thu hút một lượng người dùng lớn cũng là lúc những người đầu tư ra nó bắt đầu cung cấp các khu vực dành cho quảng cáo, các dịch vụ giúp cho những người làm marketing có thể tiếp cận được với đối tượng khách hàng một cách nhanh chóng và trực quan nhất. 

Như vậy Social marketing chính là việc mà làm marketing thông qua môi trường mạng xã hội. Giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa các sản phẩm, dịch vụ của mình đến với nhiều người hơn, nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu và từ đó giúp thu về lợi nhuận. 

Định nghĩa Social marketing
Social marketing là một hình thức của internet marketing thông qua quá trình làm việc với mạng xã hội để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Tăng doanh số, sức mua hàng đối cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
Chiến lược marketing cho sản phẩm mới là một việc làm vô cùng quan trọng trong sự thành công của mỗi sản phẩm. Các nhà đầu tư, những người làm marketing cần phải vạch ra những bước làm cần thiết để có thể thực hiện việc đưa hình ảnh sản phẩm mới đi vào tâm trí của khách hàng, biến nó quá trình làm marketing trở thành đòn bẩy động lực khiến khách hàng ra quyết định mua hàng hoặc ít nhất là thử tìm hiểu về sản phẩm mới của mình.

>> Chiến lược marketing là gì ?
>> 3 bước xây dựng chiến lược marketing online hiệu quả

Chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Chiến lược marketing cho sản phẩm mới cần thực hiện qua các bước cơ bản sau đây:

- Luôn nhớ đến mô hình 4P. Để hoàn thành mục tiêu thì bản kế hoạch của bạn phải tuân thủ theo mô hình 4P này. (4P – là ghép từ 4 chữ Product – Price – Place – Promotion.

- Mô tả thị trường mục tiêu, phân khúc thị trường theo: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập…Nếu bản kế hoạch không đủ tiền lực thì bạn cần phải tập trung cho việc xúc tiến sản phẩm đến những khách hàng mà bạn nghĩ là họ có thể mua hàng của bạn. Khi bạn có nhiều khách hàng hơn thì bạn cần phải thay đổi bản kế hoạch cân đối cho phù hợp.

- Nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh thông qua các dữ liệu nghiên cứu thị trường, nhu cầu sản phẩm, xác định điểm mạnh, điểm yếu, sự tương đồng và sự khác biệt trong chiến lược giá cả giữa bạn và đối thủ.
Phải đứng trên quan điểm khách hàng để cảm nhận sản phẩm của bạn. Lòng trung thành của khách hàng phụ thuộc vào việc bạn hiểu rõ khách hàng của mình muốn gì, cần gì..?

- Thiết lập ngân sách cho bản kế hoạch marketing cho sản phẩm mới. Cần vạch ra những chiêu thức cho quảng cáo, khuyến mãi, truyền thông…phù hợp với ngân sách đưa ra. Quan trọng nhất là phải đẩy mạnh sự nhận biết của khách hàng về thương hiệu của bạn thông qua các chiêu thức trên.

- Nghiên cứu kỹ chiến lược giá cho sản phẩm mới. Để thành công bạn cần phải lập hoạch định, thiết lập chính sách giá và luôn kiểm tra so sách với chi phí để đảm bảo lợi nhuận.

- Thực hiện 1 chiến lược xúc tiến hiệu quả. Con đường bạn có thể chọn: báo, đài phát thanh, radio, internet…Phải chắc chắn những chiến lược đó đem lại giá trị cho khách hàng từ thính giác cho đến thị giác.



Thursday, June 12, 2014

Internet phát triển từ những thập niên 90 đã thực sự tạo ra một bức phát triển nhảy vọt về khả năng cung cấp thông tin, kết nối thế giới. Bạn có thể ngồi nhà và bật máy tính đã kết nối vào internet để đọc các tin tức từ khắp nơi trên thế giới, xem các video, tìm kiếm tại liệu để học tập nghiên cứu. Những việc này lẽ ra bạn chỉ có thể làm với Tivi và thư viện nếu không có internet. 

Internet Marketing là gì
Internet Marketing là gì ? Khái niệm Internet Marketing
Từ những lợi ích tuyệt vời mà internet mang lại cho người dùng, thật dễ hiểu khi theo thời gian, số người sử dụng internet lại ngày một nhiều hơn, thời gian trung bình một người dành cho internet cũng nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian họ dành để đọc báo giấy, đi ra ngoài đường sẽ giảm đi. Xét trên khía cạnh của marketing là tiếp thị sản phẩm thì chỗ nào có nhiều người quan tâm, biết đến thì chỗ đó sẽ có marketing. Môi trường mạng đang thu hút rất nhiều người sử dụng và lẽ dĩ nhiên một khái niệm mới sẽ ra đời đó là: Internet Marketing. Vậy internet marketing là gì

Internet marketing là quá trình làm việc với môi trường internet để thực hiện việc nghiên cứu, tiếp cận khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ

Khái niệm internet marketing cũng chỉ rõ internet marketing là quá trình làm việc với môi trường internet. Tại sao lại nó là môi trường internet ? Bởi vì Internet nó chứa đựng trong nó nhiều loại hình khác nhau mà mỗi loại hình (cách thức tiếp cận) lại có phương pháp làm khác nhau để có thể tiếp cận được khách hàng. Việc hiểu một cách cơ bản khái niệm internet marketing sẽ giúp bạn dễ dàng làm quen với các thuật ngữ khác trong internet marketing. Cũng có thể hiểu giống nhau những Internet marketing và online marketing.

Ở phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu về: "Các hình thức marketing online hiện nay" 

Wednesday, June 11, 2014

Tác động của môi trường vi mô tới hoạt động marketing luôn là vấn đề cần phải nghiên cứu bởi thông qua đó chúng ta có thể hiểu về thị trường, về những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đế hoạt động marketing nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về ảnh hưởng từ các tổ chức dịch vụ môi giới marketing

>> Ảnh hướng của đối thủ cạnh tranh trong hoạt động marketing

Ảnh tới đối với hoạt động marketing từ tổ chức dịch vụ môi giới

Trong quá trình kinh doanh nói chung, đặc biệt là trong việc tiêu thụ hàng hóa, công ty còn nhận được sự trợ giúp - phối hợp - cung ứng nhiều dịch vụ. Chẳng hạn như dịch vụ tìm kiếm khách hàng, dịch vụ tiêu thụ, dịch vụ dự trữ hàng hóa, dịch vụ trưng bày và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ vận chuyển hàng hóa, dịch vụ marketing, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ tài chính - ngân hàng, bảo hiểm...Tất cả các loại dịch vụ trên được cung ứng bởi 4 loại tổ chức sau:

- Các tổ chức môi giới thương mại như: các doanh nghiệp thương mại, các công ty bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng...Trong thời đại ngày nay, do tính chuyên nghiệp của các tổ chức này càng cao, quy mô kinh doanh ngày càng lớn, phạm vi bao phủ thị trường ngày càng rộng, các công ty này đôi khi có sức mạnh rất lớn trên thị trường và có thể tạo ra các áp lực đối với các nhà sản xuất. Trái lại, nếu khéo thiết lập quan hệ với các tổ chức này, công ty có thể dễ dàng hơn trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.

- Các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa: công ty kho vận, công ty vận tải.

- Các tổ chức cung ứng dịch vụ marketing: công ty nghiên cứu marketing, công ty tư vấn marketing; các công ty quảng cáo; các tổ chức phương tiện quảng cáo (đài truyền hình, đài truyền thanh).

- Các tổ chức tài chính - tín dụng: các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm...

Số lượng, chất lượng, thời gian cung ứng, giả cả dịch vụ cung ứng, lãi suất đối với ngân hàng và tổ chức tín dụng, mức phí bảo hiểm đều là những yếu tố có thể tác động đến hoạt động marketing. Công ty luôn luôn phải cân nhắc tự tổ chức hay mua dịch vụ của các công ty môi giới, dịch vụ nào tự tổ chức, dịch vụ nào phải mua ngoài. Trong trường hợp phải mua ngoài thì cần thiết lập các quan hệ bạn hàng như thế nào để tạo ra một môi trường kinh doanh tốt nhất cho công ty. Nếu không những điều kiện bất lợi có thể ập đến với công ty bất kỳ lúc nào

Tuesday, June 10, 2014


22 quy luật bất biến trong Marketing – là một cuốn sách hay, nó chỉ ra cho bạn những điều bạn nên tránh hoặc nên làm để có thể thành công trong chiến lược Marketing của mình. Ở đây tôi không viết lại nguyên bản – vì bạn có thể mua nó ở các hiệu sách – mà tôi chỉ tóm tắt lại để các Saganor nó thêm tài liệu để tham khảo.


1. Quy luật dẫn đầu
Chắc chắn là bạn đã từng nghe rất nhiều câu tương tự như vậy: Cho một chai Coca-Cola – người bán có thể đem cho bạn 1 chai Pepsi (nếu họ không có bán Coca Cola) hoặc Tôi muốn mua máy tính dành riêng cho dân đồ hoạ – mặc nhiên tự hiểu là máy Apple …Vậy bạn có từng nghĩ là tại sao người ta lại mặc nhiên gọi CocaCola là nước ngọt, gọi máy Apple là máy dành cho dân đồ hoạ? — Đó là do CocaCola và Apple là những công ty đã tiên phong trong lĩnh vực mà họ kinh doanh. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu và người ta đã đúc kết được một câu như thế này.Thâm nhập vào ký ức khách hàng đầu tiên bao giờ cũng dễ dàng hơn so với việc thuyết phục họ đây là một sản phẩm tốt.

Tuy nhiên không phải lúc nào đây cũng là điều tốt nhất. Bằng chứng là cũng đã có nhiều công ty phải phá sản vì đi đầu. Chẳng lẽ quy luật này sai? Không đâu, bạn phải thêm 2 yếu tố nữa. Đó là Hãy chọn đúng thời đểm làm người dẫn đầu và Các ý tưởng đừng quá điên rồ vì chúng sẽ chẳng đi đến đâu.

2. Luật loại hình
Luật này rất đơn giản: Nếu bạn không phải là người dẫn đầu, thì hãy xác lập 1 loại hình mới mà bạn có thể là người đầu tiên thâm nhập Nói rất đơn giản, nhưng việc làm nó không dễ chút nào. Bởi vì bạn phải rất cẩn thận khi quyết định là Người Dẫn Đầu. Tại sao phải như vậy? Đơn giản, tại vì con người hay quan tâm đến các sản phẩm mới chứ ít khi quan tâm đến cái tốt hơn.

3. Luật kí ức
Bạn hãy là người đầu tiên đi vào ký ức của khách hàng hơn là người đầu tiên đi vào thị trường Chà chà, cảm thấy sao nó đối chọi với cái luật số 1 thế? Thật ra luật số 1 vẫn đúng. Nhưng nếu bạn đã lỡ vào sau thì chẳng lẽ bạn không có cơ hội thành công? Hãy xem ví dụ dưới đây Các hãng sản xuất máy tính có: Apple, Ismai 8080, Mits Altair 8800… theo bạn cái tên nào dễ nhớ nhất. Tôi tin là hỏi 100 người thì đến 101 người nói là Apple.Vậy bạn nên chọn một cái tên dễ nhớ, đó cũng là 1 trong các yếu tố dẫn đến thành công Hãy nhớ điều này: Nhận thức bao giờ cũng chiếm địa vị cao hơn thị trường.

4. Luật nhận thức
Con người hầu hết đều cho rằng mình nhận thức tốt hơn người khác và con người hay đồng nhất Sự Thật và Nhận Thức trong ký ức của họ. Vì lẽ đó, Marketing không phải là trận chiến của sản phẩm mà đó là trận chiến của các nhận thức Mọi thứ tồn tại trong Marketing đều là những nhận thức trong tâm trí của khách hàng NHẬN THỨC là THỰC TẾ — MARKETING LÀ CUỘC CHIẾN CỦA CÁC NHẬN THỨC.

5. Luật tiêu điểm
Điều mạnh nhất trong Marketing là sở hữu 1 từ trong ký ức khách hàng.
Ví dụ:
IBM sở hữ từ Computer CocaCola sở hữu từ Coca Hãy tập trung vào 1 từ duy nhất và dễ nhớ hơn là những câu nói dài dòng. Đúng vậy khi bạn đã lấy được một từ duy nhất trong đầu khách hàng, thì chuyện thành công đương nhiên sẽ đến với bạn. Hãy tưởng tượng nếu bạn mở một tiệm rửa ảnh. Tiệm của bạn làm rất nhanh, chỉ cần 5 phút là có ảnh. Vậy thì bạn đang sở hữu một từ rất quan trọng – NHANH – và đương nhiên bạn sẽ thành công với từ NHANH.

6. Luật loại trừ
Đơn giản là bạn đừng bao giờ sử dụng từ mà công ty đối thủ đã có. Tôi đã từng nghe 1 người thầy nói: Chỉ có sự khác biệt mới đem lại thành công cho bạn, nếu bạn theo chiến lược Me Too thì chắc chắn 1 điều là mình sẽ chẳng bao giờ bằng đối thủ.

7. Luật nấc thang
Khi không thể là người dẫn đầu, bạn đừng lo, bởi vì luật số 8 sẽ làm cho bạn yên tâm, vì thế hãy chấp nhận cái nấc thang của bạn. Nhưng hãy cố gắng đi lên càng cao càng tốt.
Còn 1 điều nữa, đó là số lượng tối đa của 1 chiếc cầu thang là 7 nấc.

8. Luật thay đổi
Đây là luật làm bạn yên tâm khi bạn không thể là người dẫn đầu. Bởi vì về lâu dài thì thị trường chỉ còn là cuộc đua song mã.

9. Luật đối lập
Đương nhiên trong việc kinh doanh, ai mà muốn mình giống người khác. Vì vậy bạn hãy cố gắng để trở nên khác biệt chứ đừng trở thành một cái tốt hơn cái sẵn có. Vậy có cách nào khác không? Có chứ, hãy biến mình thành một sản phẩm thay thế. Vậy thôi.

10. Luật phân chia
Theo thời gian, 1 loại hình sẽ chia và trở thành nhiều loại hình. Cho nên, cách tốt nhất là bạn hãy đặt tên cho từng loại sản phẩm, nhưng hãy đặt tên khác nhau (đừng gán ghép tên chung) cho từng loại sản phẩm khác nhau.

11. Luật viễn cảnh
Hãy có một tầm nhìn rộng và một cái đầu phân tích lâu dài. Đừng bao giờ để cái lợi trước mắt làm cho bạn mất phương hướng. Một ví dụ nho nhỏ: Để tăng doanh số bạn sẽ tung khuyến mãi hoặc giảm giá, nhưng nếu hoạt động này diễn ra thường xuyên thì bạn sẽ chẳng bao giờ bán lại được giá gốc.

12. Luật mở rộng mặt hàng
Khi làm cái gì cũng phải xét rõ 2 mặt Lợi và Hại. Luật Mở Rộng Mặt Hàng cũng vậy. Cái lợi của nó là: Thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhưng cái hại của nó là: về lâu dài, doanh nghiệp sẽ phải dàn trãi sức trong nhiều lĩnh vực và dễ bị các cty chuyên ngành tấn công. Và nguyên tắc vàng: Khi bạn đại diện cho tất cả có nghĩa là bạn chẳng đại diện cho cái gì.

13. Luật hy sinh
Không có gì toàn vẹn, bạn phải biết hy sinh một cái gì đó để có được một cái gì đó. Nghe có vẻ hàn lâm nhỉ? Thật sự đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhờ nó. Bạn nghĩ xem, có ai nói là điện thoại Nokia đẹp chưa? Không, tôi chưa bao giờ nghe, tôi chỉ nghe nói là điện thoại Nokia bền và sóng tốt. Chỉ có SamSung mới đẹp. Họ đã áp dụng luật hy sinh và thành công.

14. Luật các thuộc tính
Chỉ có một thuộc tính hiệu quả cho 1 sản phẩm. Vì vậy hãy cố gắng tìm cho mình 1 thuộc tính hiệu quả nhất cho sản phẩm của mình. Bạn sẽ chẳng bao giờ đoán được độ lớn thị phần của thuộc tính mới, vì vậy đừng bao giờ “cười”.

15. Luật ngay thẳng
Người ta hay nói: thuốc đắng dã tật. Sự thật là vậy, bao giờ cũng gặp nhiều trắc trở trong việc nói sự thật. Và để nói sự thật, bạn phải chấp nhận các “yếu tố tiêu cực”. Nhưng điều kế tiếp, bạn phải nhanh chóng chuyển sang yếu tố tích cực hơn. Trung thực là một chính sách tốt nhất.

16. Luật lập dị
Chỉ có 1 điều để nói duy nhất ở đây: Hãy suy nghĩ và tìm cho ra những điểm sơ hở dù là nhỏ nhất, khó nhất và tấn công vào đó. Đây là cách mà Hitler đã làm khi tấn công vào Pháp bằng cách đưa đoàn quân xe tăng đi qua tuyến Maginot. Vì vậy người ta ví Luật Lập Dị = Maginot

17. Luật không thể đoán trước
Bạn sẽ chẳng bao giờ đoán trước được tương lai. Nhưng may mắn thay bạn có thể dự đoán được xu hướng. Mọi điều bất ngờ luôn có thể xảy ra. Vì vậy bạn phải luôn chuẩn bị mọi thứ để “đón” những điều bất ngờ và hãy cố gắng nắm bắt lấy tất cả các cơ hội.

18. Luật thành công
Có một sự thật mà bạn không thể chối cãi được:
Thành công -> Kêu ngạo -> Thất bại
Vì vậy dù thành công bạn cũng hãy luôn hiểu khách hàng và hạn chế tối đa cái tôi của bản thân.

19. Luật thất bại
Luật này chỉ có 1 câu duy nhất: Phải biết chấp nhận thất bại. Đơn giản là vậy.

20. Luật cường điệu
Tình huống thường trái ngược với cách nó xuất hiện.
Khi thành công -> không cường điệu
Khi cường điệu -> đang có vấn đề.
Thử suy nghĩ xem có đúng không!

21. Luật gia tốc
Các chương trình quảng cáo thành công thường được xây dựng trên các xu hướng chứ không phải là những mốt nhất thời. Mốt nhất thời chỉ là 1 hiện tượng ngắn hạn và giúp bạn có lãi nhanh trong 1 thời gian ngắn. Nhưng cái giúp bạn thành công là 1 xu hướng dài hạn

22. Luật tài nguyên
Đây là cái mà ai cũng hiểu. Khi bạn có 1 ý tưởng tốt mà bạn chẳng có chút tài nguyên nào thì sự thất bại là đương nhiên. Cho nên khi bạn muốn thực hiện một chiến lược tốt thì điều kiện đi kèm là có sự tài trợ thoả đáng cho chiến lược đó.

Download link: http://goo.gl/nbHFlA