Showing posts with label quan-diem-marketing. Show all posts
Showing posts with label quan-diem-marketing. Show all posts

Sunday, August 4, 2013

(MarketingOnline68) - Quan điểm marketing hướng đến sự kết hợp ba lợi ích: người tiêu dùng; nhà kinh doanh và xã hội hay còn gọi là quan điểm marketing đạo đức xã hội là quan điểm mới xuất hiện trong những năm cuối thế kỷ XX. 

>> Quan điểm marketing tập trung vào bán hàng

marketing dao duc xa hoi
Quan điểm marketing đạo đức xã hội (ảnh minh họa)

Quan điểm này xuất hiện từ lập luận là: nếu như trong kinh doanh các doanh nghiệp chỉ chú ý tới lợi ích của riêng mình và lợi ích của khách hàng của họ thì họ có thể làm tổn hại đến lợi ích của người khác, lợi ích của cộng đồng hoặc vô tình lãng quên đi lợi ích của bộ phận dân cư khác và do đó dẫn đến hiện tượng như: hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, không chú ý đến các dịch vụ xã hội...Vì vậy, quan điểm marketing hiện đại nhất đòi hỏi các công ty phải quan tâm đến cả lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Đó cũng chính là thể hiện sự quan tâm tới bản thân lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng của họ.

Xuất phát từ đó quan điểm marketing đạo đức - xã hội khẳng định rằng: nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định đúng đắn những nhu cầu, mong muốn và lợi ích của các thị trường mục tiêu trên cơ sở đó đảm bảo thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh, đồng thời bảo toàn hoặc cũng cố mức sống sung túc của người tiêu dùng và xã hội.

Theo quan điểm này các doanh nghiệp mà trực tiếp là những người làm marketing phải cân nhắc và kết hợp ba loại lợi ích, cụ thể: lợi nhuận của doanh nghiệp, sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và lợi ích của xã hội trước khi thông qua các quyết định marketing.

Marketing là một quan điểm kinh doanh được thâm nhập vào Việt Nam chỉ những năm gần đây. Trên thực tế ngày càng có nhiều các doanh nghiệp thực thi một cách thành công quan điểm kinh doanh này nhưng cũng còn không ít các doanh nghiệp lúng túng. Điều đó, ngoài tính mới mẻ của lý thuyết còn có nhiều nguyên nhân, điển hình là: người ta nhận thức chưa đúng và chưa đủ tầm quan trọng của lý thuyết này, người ta còn chưa hiểu đúng bản chất của quan điểm marketing, thậm chí còn nhầm lẫn với quan điểm tập trung vào bán hàng. 

Tính cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt, sự thôi thúc của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chắc chắn sẽ là nguyên nhân trọng yếu thúc đẩy các doanh nghiệp phải hiểu biết và vận dung tinh thông marketing vào kinh doanh. 
(MarketingOnline68) - Trong số 5 quan điểm marketing hiện nay thì quan điểm marketing và quan điểm tập trung vào bán hàng thường được một số người gộp làm một. Tuy nhiên khi đi sâu phân tích kĩ thì có thể thấy rằng hai quan điểm này có những điểm khác biệt nhau rất rõ rệt. 


Trước tiên chúng ta hãy cùng đọc qua những khẳng định của hai quan điểm marketing này:

1) Quan điểm tập trung vào bán hàng khẳng định: Người tiêu dùng thường bảo thủ, có sức ỳ với thái độ ngần ngại, chần trừ trong việc mua sắm hàng hóa. Vì vậy, để thành công doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi. 

2) Quan điểm marketing khẳng định: Chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải xác định được đúng  những nhu cầu và mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêu, từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.  

So sánh quan quan điểm bán hàng và quan điểm marketing
So sánh marketing
So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm marketing
Từ bảng so sánh trên dễ dàng nhận thấy là quan điểm marketing khác biệt với quan điểm tập trung vào bán hàng trên bốn điểm:

Một là: quan điểm marketing bao giờ cũng tập trung vào những khách hàng nhất định được gọi là thị trường mục tiêu. Bởi vì xét về nguồn lực, không một công ty nào có thể kinh doanh trên mọi thị trường và thỏa mãn một cách ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh mọi nhu cầu và mong muốn. Do đó, về hiệu quả thì không một công ty nào có thể kinh doanh một cách hiệu quả trên mọi thị trường.

Hai là: hiểu biết chính xác nhu cầu của khách hàng là vấn đề cốt lõi của quản trị marketing. Bởi vì, không hiểu biết đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng thì không thể thỏa mãn một cách tối ưu nhu cầu đó. Hơn thế nữa để phát hiện chính xác nhu cầu khách hàng là một công việc khó, đòi hỏi phải có chuyên môn. Ngoài ra nếu không theo dõi để nhận biết sự thay đổi nhu cầu của khách hàng thì không thể tạo ra sự trung thành của khách hàng. 

nhu cầu khách hàng
Hiểu biết chính xác nhu cầu của khách hàng là vấn đề cốt lõi của quản trị marketing
Ba là: để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng. Sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp bao hàm cả việc phối hợp các biện pháp marketing để phát hiện ra nhu cầu và biến nhu cầu đó thành hành động mua hàng hóa của doanh nghiệp; cũng như việc phối hợp giữa hoạt động marketing với các hoạt động khác của doanh nghiệp để tạo ra cho mọi hành vi thuộc các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp đều hướng đến vì sự thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Như vậy doanh nghiệp không chỉ làm tốt marketing đối ngoại - marketing với khách hàng, mà phải làm tốt cả marketing đối nội, tức là phải thông qua việc tuyển dụng, huấn luyện, quán triệt và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của doanh nghiệp để tất cả họ có chung một ý chí hành động vì sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo ra sự thành công cho doanh nghiệp marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại.

Bốn là: ứng dụng marketing vào kinh doanh tất nhiên phải tính đến khả năng sinh lời và tìm cách gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng điểm khác biệt mấu chốt liên quan đến việc tìm cách tăng lợi nhuận của quan điểm marketing ở chỗ: việc tăng lợi nhuận chỉ đặt ra trên cơ sở tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Saturday, August 3, 2013

(MarketingOnline68) - Quan điểm marketing nhấn mạnh rằng để đạt được mục tiêu của công ty là xác định được nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu và tìm cách thỏa mãn chúng. 


Theo tiến trình lịch sử, quan điểm kinh doanh theo cách thức marketing là một triết lý kinh doanh xuất hiện muộn hơn so với ba quan điểm đã nêu trên. Những nguyên lý cơ bản của nó xuất hiện vào những năm 1950 của thế kỷ XX.
Quan điểm marketing
Bắt đầu từ thị trường mục tiêu là một điểm khác biệt của quan điểm Marketing (Ảnh minh họa)


Quan điểm marketing khẳng định rằng: Chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải xác định được đúng  những nhu cầu và mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêu, từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

Người ta thường đồng nhất quan điểm kinh doanh theo marketing với những quan điểm tập trung vào bán hàng. Nhưng thực chất hai quan điểm đó rất khác biệt nhau. Trong bài tiếp theo, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc bài so sánh giữa hai quan điểm này.