1) Tìm hiểu khái niệm căn bản
Marketing nội bộ là một khái niệm khá quen thuộc với các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp dịch vụ trên thế giới. Tuy nhiên khái niệm này vẫn còn rất mới mẻ với đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Để hiểu rõ marketing nội là gì, trước hết chúng ta sẽ xem xét mối số khái niệm về marketing nội bộ đã được các nhà kinh tế trên thế giới nghiên cứu và đưa ra.
"...Nhìn nhận nhân viên như khách hàng nội bộ, nhìn nhận công việc như sản phẩm nội bộ. Từ đó thỏa mãn nhu cầu, ước muốn của những khách hàng nội bộ trong quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức. Đó là cốt lõi của marketing nội bộ " (Berry, 1984)
"Marketing nội bộ là một quá trình thu hút, phát triển, tạo động lực và giữ gìn những nhân viên có chất lượng thông qua thỏa mãn nhu cầu của họ. Marketing nội bộ là triết lý coi nhân viên như khách hàng..." (Berry & Parasuraman, 1991)
"Marketing nội bộ nghĩa là áp dụng những triết lý của và hành động của marketing cho những nhân viên phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Những nhân viên tốt nhất sẽ được lựa chọn, giữ lại và họ sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ, sẽ làm việc tốt nhất có thể" (The Foudations of Internal Marketing, 1993)
"Marketing nội bộ là chiến lược phát triển mối quan hệ giữa các nhân viên trong nội bộ tổ chức. Khi áp dụng chiến lược này, nhân viên có những quyền hạn nhất định và họ biết cách kết hợp để tạo ra và lưu hành những nhận thức mới về tổ chức. Những nhận thức này sẽ tạo nên thách thức đối với những hoạt động nội bộ cần phải được thay đổi để thích ứng với chất lượng của những mối liên hệ trên thị trường" (Ballantyne, 2000)
Như vậy marketing nội bộ có thể được định nghĩa như sau:
Marketing nội bộ là một quá trình liên tục, diễn ra một cách nghiêm túc trong một doanh nghiệp hay một tổ chức mà nhờ đó quá trình chức năng đi đúng hướng, tạo động lực và thúc đẩy nhân viên ở mọi cấp độ quản lý, từ đó có thể tạo nên sự hài lòng cho khách hàng. Marketing nội bộ là quá trình được bắt nguồn từ các thành viên trong tổ chức, các nhân viên trong doanh nghiệp.
2) Một số yếu tố kinh doanh theo định hướng marketing nội bộ
- Tạo ra văn hóa kinh doanh trao quyền trong doanh nghiệp: Điều này được thực hiện khi các nhân viên được nhà quản lý trao quyền hạn nhất định. Cho phép họ sáng tạo, đổi mới, cho phép nhân viên chủ động, có quyền giải trình và chịu trách nhiệm về quyết định của họ.
- Thực hiện việc tuyển dụng lôi cuốn: tức là lôi cuốn, thu hút nhân viên hiện thời tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên mới.
- Đảm bảo sự công nhận và thưởng công bằng cho nhân viên: doanh nghiệp phải áp dụng một cách có hiệu quả chế độ thưởng đối với nhân viên khi muốn ghi nhận những đóng góp của họ.
- Biểu hiện sự quan tâm trong những thời điểm khó khăn: thể hiện sự quan tâm một cách công bằng và có thiện chí đối với nhân viên gặp phải những thời điểm khó khăn như ốm đau, bệnh tật hay sự ra đi của một thành viên trong gia đình. Điều này có thể được thực hiện bằng việc thiết lập các quỹ dành cho trường hợp khẩn cấp.
- Một cơ cấu tổ chức tốt là cơ cấu tổ chức cho phép học tập, quản lý chất lượng tổng thể và có thể điều chỉnh lại.
0 comments :
Post a Comment