Showing posts with label nghien-cuu-marketing. Show all posts
Showing posts with label nghien-cuu-marketing. Show all posts

Monday, January 27, 2014

Nghiên cứu marketing trong thực tiễn đòi hỏi người nghiên cứu phải có những kiến thức nền tảng cần thiết để có thể mang lại các phương pháp nghiên cứu marketing hiệu quả. Thông thường chúng ta có các phương pháp dưới đây

>> Lập kế hoạch nghiên cứu marketing
>> Nghiên cứu marketing và các vấn đề cần quan tâm

Phương pháp quan sát: là phương pháp mà người nghiên cứu thực hiện sự theo dõi, (quan sát mọi người và hoàn cảnh. Trong trường hợp này người nghiên cứu có thể ở đâu đó nghe xem mọi người nói gì về hãng mình. quan sát xem người ta nói gì về hàng hóa của mình, hàng hóa cạnh tranh,...

Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp đòi hỏi chọn lọc các nhóm chủ thể có so sánh được với nhau, tạo ra đối với nhóm đó hoàn cảnh khác nhau, kiểm tra các biến số đã xác lập và xác định trình độ ý nghĩa của những khác nhau được theo dõi. Mục tiêu của sự nghiên cứu như thể là khám phá mối quan hệ nhân quả bằng cách tuyển chọn những giải thích đối lập nhau của các kết quả theo dõi.

Các phương pháp nghiên cứu marketing trong thực tiễn

VD: những người nghiên cứu marketing của một hãng có thể dụng thực nghiệm để giải đáp những vấn đề như.
- Có tạo ra hay không một hình ảnh mới về công ty trong tiềm thức của khách hàng ? Có thể cung cấp một dịch vụ mới cho việc mua lặp lại hay không ?
- Có thể giảm giá theo khối lượng mua được không, điều đó liệu có kích thích tăng lượng bán được không ? Khi đó có thể tổ chức nhiều điểm bán theo mức giá khác nhau để theo dõi thực nghiệm.

Điều tra: Quan sát tốt nhất cho việc nghiên cứu có tính chất tìm kiếm, thực nghiệm, phát hiện ra mối liên hệ nhân quả còn điều tra rất tiện lợi cho việc nghiên cứu mô tả. Điều tra cho phép có những thông tin về sự am hiểu, lòng tin và sự ưa thích, về mức độ thỏa mãn cũng như đo lường sự bền vững vị trí của công ty trong con mắt công chúng. Ví dụ: Bao nhiêu người biết về công ty, sử dụng hàng hóa của công ty ? Bao nhiêu người ưa thích công ty khác ?

Thursday, January 16, 2014

nguồn tài liệu marketing
Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu mục 1: Phát hiện vấn đề và hình thành mục tiêu nghiên cứu marketing. Trong bước này cần phải xác định loại thông tin làm cho người nghiên cứu (người ký hợp đòng nghiên cứu) phải quan tâm và những biện pháp thu thập một cách có hiệu quả nhất. Người nghiên cứu có thể thu thập các tài liệu sơ cấp hoặc thứ cấp. 


Nguồn tài liệu
- Các tài liệu thứ cấp (cấp hai) - đó là thông tin mà đã có ở đâu đó tức là thông tin được thu thập trước đây vì mục tiêu khác.

- Các tài liệu sơ cấp (cấp một) - đó là thông tin được thu thập lần đầu tiên vì một mục tiêu cụ thể nào đó.

Thu thập tài liệu thứ cấp: việc nghiên cứu thường bắt đầu từ việc thu thập thông tin thứ cấp. Nguồn tài liệu này bao gồm:
+ Nguồn tài liệu bên trong: báo cáo về lỗ, lãi, báo cáo của người chào hàng, báo cáo của các cuộc nghiên cứu trước...
+ Nguồn tài liệu bên ngoài: các ấn phẩm của các cơ quan Nhà nước, sách báo thường kỳ, sách chuyên ngành, dịch vụ của các tổ chức thương mại...

Tài liệu thứ cấp là xuất phát điểm của việc nghiên cứu. Chúng là nguồn rẻ tiền và dễ chấp nhận được. Nhưng phải đề phòng là những tài liệu đó bị cũ, không chính xác, không đầy đủ và độ tin cậy thấp. Trong trường hợp đó phải tốn phí tiền bạc và thời gian cho việc tiến hành thu thập tài liệu sơ cấp.

Thu thập tài liệu sơ cấp: đa số các cuộc nghiên cứu marketing cần tiến hành thu thập các tài liệu sơ cấp. Song nhiều nhà quản lý thường quy việc thu thập tài liệu sơ cấp về một vài dạng như là phỏng vấn. Trong thực tế có nhiều cách khác nhau. 

Như vậy, bước đầu tiên của lập kế hoạch nghiên cứu marketing là việc thu thập tài liệu để chuẩn bị cho việc nghiên cứu. Tùy theo yêu cầu, tính chất của việc nghiên cứu mà người quản trị có thể tiến hành thu thập các nguồn tài liệu khác nhau để phục vụ cho công việc của mình. 

Wednesday, January 15, 2014

Mareketing nói chung luôn bao hàm những quy trình tổng thể và đòi hỏi người quản trị cần phải có những bước cụ thể, rõ ràng để công tác nghiên cứu và hoạch định các chiến lược marketing được thành công. 


Trong giai đoạn đầu tiên, người quản lý marketing và người nghiên cứu cần phải xác định chính xác vấn đề và đề xuất mục tiêu nghiên cứu. Do thị trường có thể được nghiên cứu theo hàng trăm tham số khác nhau, vì vậy cần phải tiếp cận trực tiếp đến vấn đề đứng trước công ty và đòi hỏi phải được giải quyết. Nếu vấn đề không rõ ràng, thì chi phí nghiên cứu vẫn tốn kém, mà kết quả lại không dùng được. "Vấn đề được xác định tốt - coi như nó đã giải quyết được một nửa".

Phát hiện vấn đề và hình thành mục tiêu nghiên cứu marketing

Ví dụ: Doanh nghiệp phát hiện rằng hàng hóa của nó được bán ít, hay khách hàng của doanh nghiệp giảm sút. Từ đó có thể xuất hiện hai vấn đề cần nghiên cứu:
- Khách hàng hiểu gì khi mua hàng của doanh nghiệp?
- Liệu có thể lôi kéo được số lượng khách hàng lớn hơn đến với hàng hóa của doanh nghiệp không?

 Sau đó nhà quản lý cần phải hình thành mục tiêu nghiên cứu. Những mục tiêu đó có thể là mục tiêu tìm kiếm hay thăm dò, có ý nghĩa là tiến hành thu thập những tài liệu sơ bộ nào đó mà nó sẽ làm sáng lên vấn đề, và có thể giúp cho việc đề ra các giả thuyết. Các mục tiêu đó cũng có thể là mục tiêu dạng mô tả, có ý nghĩa là dự tính sự mô tả những hiện tượng nhất định. Ví dụ, giải thích số lượng hành khách sử dụng phương tiện vận tải hàng không hoặc là số người biết về một công ty hàng không. Cũng có trường hợp là những mục tiêu tìm kiếm nguyên nhân thông qua một số mối quan hệ nhân - quả nào đó. Ví dụ như việc giảm thấp giá hàng 15.000đ sẽ kéo theo sự tăng lên lượng khách hàng là 10%.

Tuesday, January 14, 2014

Để hiều được khách hàng của công ty, các đối thủ của nó... Các công ty đặc biệt là các công ty lớn phải tiến hành nghiên cứu marketing. Nhà quản lý thực hiện nghiên cứu marketing cần phải nắm tương đối tốt các đặc trưng của nó, nhằm thu được những thông tin hữu ích với chi phí phải chăng. Để làm việc này các nhà quản lý cũng phải hướng đến sử dụng các nhà nghiên cứu có chuyên môn cao. Ngoài ra người quản lý còn cần phải biết tường tận công nghệ tiến hành nghiên cứu marketing, để có thể kế hoạch hóa nó và giải thích (diễn giải) một cách hợp lý thông tin nhận được.

Nghiên cứu marketing và các vấn đề cần quan tâm

Quá trình nghiên cứu marketing bao gồm 5 giai đoạn:

1. Phát hiện vấn đề và hình thành mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu, việc tìm ra ý tưởng, phát hiện vấn đề cần phải được nghiên cứu có vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây là bước đầu tiên hình thành nên những ý tưởng và phương pháp. Làm tốt bước nay không những giúp các bước sau trở lên có khoa học mà còn định hình cả việc thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu sau này. 

2. Lập kế hoạch nghiên cứu
Lập kế hoạch nghiên cứu marketing là bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu, lập kế hoạch có thể ở nhiều dạng thức khác nhau. Kế hoạch chi tiết, kế hoạch tổng thể. Nhưng điểm chung của tất cả các kế hoạch này là phải chỉ rõ được một cách tuần tự các bước sẽ làm, mục tiêu là gì, và các con số nào để tổng kết được quá trình nghiên cứ, có mối liên hệ gì giữa các con số với nhau hay không. 

3. Thu thập thông tin
Bản thân của công tác marekting là việc thu thập các thông tin phản hồi của người dùng về một sản phẩm dịch vụ nào đó, từ đó xây dựng, thay đổi hoặc xóa bỏ đi những dịch vụ, sản phẩm không còn phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Vì vậy, đây có thể là bước quan trọng nhất. Có yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình nghiên cứu marketing. 

4. Xử lý và phân tích thông tin đã thu thập
Để đánh giá được hiệu quả của các thông tin đã được thu thập, nhà quản trị marketing cần phải có phương pháp xử lý và phân tích thông tin. Sâu chuỗi các vấn đề để hình thành nên một tập hợp những tài liệu có tổ chức, có liên kết phục vụ cho việc ra các báo cáo kết quả. 

Xử lý và phân tích thông tin đã thu thập

5. Báo cáo kết quả
Tùy vào quy mô điều tra nghiên cứu mà có cách thức báo cáo kết quả khác nhau. Nếu cuộc nghiên cứu chỉ là những điều tra thăm dò chớp nhoáng và người ra quyết định marketing cần thông tin nhanh thì báo cáo có thể trình bày bằng miệng trước khi viết thành văn. Còn nếu cuộc nghiên cứu có quy mô lớn thì kết quả nhất thiết phải được trình bày trong các báo cáo được viết chu đáo. Khi viết báo cáo phải tập trung vào đúng vấn đề mà người đặt hàng quan tâm và thể hiện rõ trong vấn đề và mục tiêu của dự án nghiên cứu. Báo cáo thường viết theo một trình tự nhất định. Trước hết là nếu vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, các giả thiết và sau đó là các kết luận. Phần tiếp theo là đi sâu vào phân tích trình tự và kết quả nghiên cứu để khi nhà quản lý cần thiết có thể xem thêm và cuối cùng cũng không nên quên nếu những hạn chế của kết quả nghiên cứu vì những lý do nhất định

Monday, August 5, 2013

(MarketingOnline68) - Bản thân marketing là việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin một cách hợp lý để có thể tìm ra được thị trường mục tiêu, nhu cầu của khách hàng và thúc đẩy sự nhận diện của khách hàng với thương hiệu của mình. Để nắm bắt và có những kiến thức cơ bản nhất về thông tin trong marketing. Trong bài viết này, MarketingDinhCao đề cập đến các thuật ngữ cần sử dụng

Hệ thống tin và nghiên cứu marketing

Hệ thống thông tin marketing: là một hệ thống hoạt động thường xuyên của sự tương tác giữa con người, thiết bị và các phương pháp dùng để thu thập, phân loại, phân tích, đánh giá và truyền đi những thông tin cần thiết kịp thời, chính xác để người phụ trách lĩnh vực marketing sử dụng chúng với mục đích thiết lập, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm tra các kế hoạch marketing. 

Nghiên cứu marketing: là việc phác thảo và thực hiện kế hoạch thu thập, phân tích và ghi chép có hệ thống dữ liệu và những phát hiện liên quan đến các tình huống đặc biệt về marketing đang thách thức công ty. 

Hệ thống báo cáo nội bộ: là hệ thống cung cấp những tư liệu hiện tại về doanh số, phí tổn, tồn kho, lượng tiền mặt và các khoản tiền phải thu, chi...

Câu hỏi đóng: là những câu hỏi đã đưa ra phương án trả lời và người trả lời sẽ lựa chọn một trong những phương án đó. 

Câu hỏi mở: là câu hỏi cho phép người được phỏng vấn trả lời theo suy nghĩ và ngôn ngữ riêng của họ. 

Tài liệu sơ cấp: Thông tin được thu thập lần đầu cho một mục đích riêng biệt.

Tài liệu thứ cấp: Thông tin đã có sẵn ở đâu đó, đã được thu thập thông tin vì mục đích khác